Mất trí nhớ… từ trong bụng mẹ

Nghiên cứu mới của Đại học Cambridge đưa đến hy vọng trị tận gốc một số bệnh nan y như chứng mất trí nhớ Alzheimer hay bệnh Parkinson.

Mất trí nhớ… từ trong bụng mẹ

Mất trí nhớ - căn bệnh gây tử vong sớm hàng đầu ở Anh, Úc và thứ hai tại Mỹ - trước đây được xem như một dạng "bệnh người già". Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu do giáo sư Patrick Chinnery (Đại học Cambridge, Anh) đứng đầu vừa tìm ra nguồn gốc thực sự của căn bệnh: những "lỗi chính tả" phát sinh trong DNA, ngay từ trong bụng mẹ!

Mất trí nhớ… từ trong bụng mẹ - Ảnh 1.

"Lỗi chính tả" trong DNA có thể gây ra các bệnh mất trí và bệnh Parkinson.

Nhóm khoa học gia đã lấy mẫu mô từ 54 người hiến tặng, trong đó có 40 người chết vì các dạng bệnh mất trí nhớ khác nhau. Qua phân tích, họ phát hiện những dấu vết rất nhỏ, chỉ như những "lỗi chính tả" vặt trong cả một bài văn dài.

Những lỗi DNA này phát sinh ngay từ giai đoạn bào thai, gắn chặt với chúng ta trong quá trình phân chia tế bào và gây chứng mất trí khi ta dần già đi. Cũng vì lý do này, bệnh Alzheimer và các bệnh mất trí khác biểu hiện ở mỗi bệnh nhân rất khác nhau.

Nói cách khác, nhiều bệnh nhân mất trí nhớ đã bị sắp đặt số phận ngay từ trong bụng mẹ, chứ không phải tại họ sống ít động não, chế độ ăn uống không tốt hay thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh… như nhiều người vẫn nghĩ.

Tuy nhiên, việc khám phá ra nguyên nhân từ lỗi DNA mở ra một hướng mới trong can thiệp Alzheimer và các bệnh mất trí: đó là các phương pháp tầm soát, phát hiện các yếu tố nguy cơ từ sớm để có biện pháp can thiệp. Điều này rất khả thi vì các phương pháp xét nghiệm DNA, phát hiện sớm bệnh di truyền đang ngày một phổ biến.

Ngoài ra, lối sống có thể không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra Alzheimer nhưng chúng ta có thể dùng lối sống để kìm hãm nó. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh một lối sống lành mạnh, năng động, duy trì các hoạt động thể chất và trí não khi về già giúp đẩy lùi mốc thời gian bắt đầu phát triển chứng mất trí nhớ, cũng như làm chậm diễn tiến của bệnh sau khi đã được chẩn đoán.

Theo tiến sĩ James Pickett, trưởng nhóm nghiên cứu tại Hiệp hội Alzheimer, chỉ tính riêng tại Anh hiện nay đã có khoảng 850.000 người bị bệnh này và đến năm 2021 sẽ là 1 triệu người. Không chỉ ở Anh, đây là căn bệnh mà cả thế giới lo sợ và sẽ bộc lộ những tác động nhiều hơn một khi tuổi thọ con người ngày càng cao.

Alzheimer là căn bệnh mất trí nhớ phổ biến nhất và hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Theo Nld.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.

Cuốn sách do nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu biên soạn.

Giai thoại chúa Nguyễn mở đất phương Nam

GD&TĐ - Nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu vừa ra mắt cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” với những thông tin thú vị.