Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trên thực tế thứ gì cũng có hạn sử dụng của nó, mật ong cũng vậy, và hạn dùng phổ biến nhất được khuyến cáo cho người tiêu dùng tỉnh táo là chỉ 2 năm. Vì vậy, chúng ta cần bỏ ngay suy nghĩ mật ong có thể để muôn đời, vì theo thời gian nó sẽ bị thay đổi, giảm giá trị dinh dưỡng và thậm chí gây hại.
Ảnh minh họa
Theo phân thích khoa học thì trong mật ong rừng có chất độc gọi là Hydroxy Methyl Furfurol (HMF), thử độ độc hại của HMF trên động vật thấy ở hàm lượng HMF 200mg/kg làm ong chết, chuột bị biến đổi gen, tăng tỉ lệ ung thư…
Được biết, mật ong mới thu hoạch HMF là 1-5mg/kg, nhưng sau 100 - 200 ngày bảo quản ở nhiệt độ 30-35 độ C thì HMF tăng thêm 200-300mg/kg. Vì vậy, theo nhiều chuyên gia, có thể bảo quản mật ở nhiệt độ dưới 20 độ C ngay sau khi thu hoạch để lượng HMF không bị tăng một cách đáng báo động như vậy.
Cách nhận biết mật ong không an toàn
Để phân biệt mật ong an toàn hay không trên thực tế là rất khó để nhận biết, tuy nhiên, bạn có thể dựa vào những tiêu chí sau đây:
Màu sắc: mật ong bình thường có màu vàng, để càng lâu màu càng chuyển sậm về đen, khi thấy mật chuyển màu thì nên bỏ đi;
Mùi vị: mật ong bình thường có vị ngọt xen lẫn chút chua, trong đó vị ngọt là chủ yếu. Càng để lâu, vị ngọt càng giảm và vị chua tăng lên, một số trường hợp mật có thêm vị cay do lên men. Khi độ chua còn chấp nhận được thì mật ong tuy không còn được khuyến khích để pha uống nhưng vẫn có thể sử dụng cho các món ăn.
Còn nếu mật ong lâu hơn nữa, khi mật đã lên men, thấy trên bề mặt có bọt trắng, ngửi có mùi cay của rượu, hoặc có mùi vị khó chịu thì không nên dùng nữa.
Lưu ý: cách bảo quản mật ong sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của mật mà bạn đang sử dụng. Bạn nên bảo quản mật ong trong những chiếc lọ đậy kín, để ở chỗ tối và mát, tránh để lẫn nước vào nếu không muốn mật chóng bị lên men.
Một số sai lầm khi dùng mật ong nhiều người mắc phải:
Trẻ dưới 1 tuổi tốt nhất không nên cho dùng mật ong. Ảnh minh họa
Không pha mật ong với nước quá nóng
Trong mật ong có chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng, enzym, vitamin và khoáng chất. Nếu các chất này gặp môi trường nước quá nóng sẽ bị biến chất và mất hết tác dụng bồi bổ cơ thể. Nên uống nước mật ong vào buổi sáng và chỉ nên uống nước mật ong ấm khoảng 35oC.
Không uống quá 30g/ngày
Mặc dù mật ong chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nhưng bạn không nên uống quá nhiều. Dùng quá nhiều sẽ khiến dư thừa lượng đường tự nhiên trong máu do mật ong chứa hàm lượng đường glucose cao, lượng đường này có thể khiến cơ thể bị nóng. Với một người bình thường, một ngày chỉ nên dùng từ 10 - 30g mật ong nguyên chất.
Không uống nước mật ong khi đói
Bạn chỉ nên uống nước mật ong sau khi đã ăn lót dạ hoặc uống 1 cốc nước đầy trước đó. Bởi vì khi bạn đang đói, mật ong chứa hàm lượng đường glucose cực cao dễ khiến bạn bị trướng bụng, thận bị áp lực và phải làm việc nặng nề hơn, hệ bài tiết cũng kém hơn, cơ thể cũng khó có thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng sau đó.
Không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi
Mật ong có thể là một thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng và an toàn với người trưởng thành, nhưng với trẻ em dưới 12 tháng tuổi thì được khuyến cáo không nên uống. Vì các thành phần dinh dưỡng quá lớn trong mật ong và hàm lượng đường cực cao có thể khiến cơ thể vô cùng nhạy cảm của các bé tạm thời không thể thích nghi và gây ra các phản ứng cơ địa.