Mất con ở tuần thai thứ 39, mẹ lên tiếng nhắc bà bầu 4 điều cần lưu ý khi sắp đến ngày sinh

Tôi không thể nhớ nổi lần cuối cùng em bé trong bụng cử động. Nhưng tôi vẫn không chút mảy may nghĩ tới khả năng có thể mất con ngay từ trong bụng.

"Tôi không chút mảy may nghĩ tới khả năng có thể mất con ngay từ trong bụng".
"Tôi không chút mảy may nghĩ tới khả năng có thể mất con ngay từ trong bụng".

Một người mẹ Singapore mất con sát ngày sinh đã kể lại câu chuyện của mình dưới đây để nhắc nhở tất cả bà bầu khác hãy cẩn trọng với bất cứ dấu hiệu bất thường nào, nhất là cuối thai kì.

"Vào ngày tôi mất con, tôi đang ở tuần thai thứ 39. Tôi đã hoàn tất nốt những phần việc cuối cùng để chính thức nghỉ sinh. Hôm đó cũng như bao ngày khác, tôi thức giấc và quanh quẩn mấy việc thường ngày, đến bữa tối thì bắt đầu cảm thấy đau một chút. Cơn co thắt cách quãng và dù khá khó chịu nhưng tôi vẫn chịu đựng được.

Tôi không nghĩ nhiều về chuyện đó bởi tôi mặc định rằng những cơn đau như vậy là hoàn toàn bình thường ở vài tuần cuối thai kỳ. Buổi tối dần trôi đi, cảm giác đau xuất hiện thường xuyên hơn và cũng dữ dội hơn.

Khoảng 1 giờ sáng, tôi bắt đầu có suy nghĩ mơ hồ rằng mình có lẽ đã chuyển dạ. Tôi bình tĩnh đi bộ quanh nhà với gương mặt ngày càng nhăn nhó.

Có lúc, cơn đau xảy ra theo từng quãng đều đặn và dữ dội tới mức gần như không thể chịu đựng nổi. Đó là khi những lời nói của bác sĩ sản khoa chợt hiện về trong tâm trí tôi: "Nếu ca sinh mổ lần thứ hai của chị diễn ra trong chưa đầy 1 năm rưỡi. Nếu chị chuyển dạ và vết khâu bị vỡ, đó có thể là một tình huống nguy hiểm tới tính mạng".

Ngay khi chộp lấy điện thoại để gọi điện thoại cho bác sĩ, tôi cảm nhận một dòng chất lỏng ấm đang tuôn ào ạt xuống chân. Tôi nhìn chằm chằm, kinh sợ khi phát hiện ra có lẫn máu trong đó và rốt cuộc tôi biết mình đã bị vỡ ối. Đúng vậy, tôi đã chuyển dạ.

Chính tôi cũng cảm thấy cực kỳ bất ngờ. Tôi vào phòng tắm để đóng băng vệ sinh rồi sẵn sàng tới viện. Tôi để ý thấy cùng với màu nâu, dịch tiết còn có sắc xanh lá nhạt.

Một lần nữa, tôi bỏ qua dấu hiệu ấy và cho rằng mọi thứ lạ lùng đều xảy ra trong suốt thai kỳ, nói gì tới lúc chuyển dạ. Tôi không chút mảy may nghĩ tới khả năng có thể mất con ngay từ trong bụng.

Ngay sau khi hôn bé lớn và xỏ chân vào giày, tôi chợt có một phát hiện lạ lùng. Tôi không thể nhớ nổi lần cuối cùng em bé trong bụng cử động! Từ lúc tôi bắt đầu thấy đau, tôi không hề nhớ con có một chuyển động nào.

Tôi hỏi mẹ tôi rằng, liệu có bình thường không khi không cảm nhận chuyển động của em bé trong lúc chuyển dạ. Mẹ nói với tôi rằng, có thể do tôi quá đau và vì thế mà không cảm nhận được. Rồi mẹ tỏ vẻ không chú ý tới chuyện này nữa.

Tôi đến bệnh viện, vào thẳng phòng sinh, tràn trề niềm háo hức sắp được gặp con. Tôi đã có một bé trai 15 tháng và con gái chuẩn bị chào đời, gia đình tôi thế là trọn vẹn. Tôi còn đòi hỏi gì hơn thế? Tôi thực sự nóng lòng mong được gặp con!

Nhưng ngay sau khi vào phòng sinh, tôi bắt đầu thấy có điều gì đó vô cùng khủng khiếp. Thứ nhất, khi y tá lấy mẫu nước tiểu của tôi, cô ấy có nhắc tới dịch tiết màu xanh lá. Tôi vẫn nhớ từng lời y tá nói: "Đây là phân xu. Dấu hiệu không tốt rồi. Nó có nghĩa là em bé của chị đang gặp rắc rối".

Tất nhiên, điều này làm rung lên nhiều tiếng chuông cảnh báo trong đầu tôi. Nhưng một lần nữa, khả năng mất con dù con chưa chào đời vẫn không hề lướt qua tâm trí tôi. Nhưng khi đó tôi biết, mọi chuyện không hề suôn sẻ.

Thứ hai, khi được gắn mọi thứ dây rợ, máy đo lên người, tôi có thể nhận ra, họ đang phải vất vả để tìm nhịp tim của con tôi. Mất không quá 1 phút để tôi nhận ra rằng, âm thanh mà tôi đang nghe thấy chỉ là tiếng đập trái tim của chính tôi.

Tôi thật thà hỏi cô y tá: "Chị không tìm được nhịp tim của bé sao?". Cô ấy nhìn tôi, mặt tái mét, vừa ấn vào tay tôi vừa đáp: "Có thể tôi sai thôi mà". Nhưng chỉ vài phút sau, y tá trưởng thốt lên đúng những từ ớn lạnh đó với tôi: "Chúng tôi không thể tìm thấy nhịp tim bé".

labour-ward-labour-story-birth-story

Bác sĩ không thấy nhịp tim của con tôi (Ảnh minh họa).

Mất một lúc tôi mới hiểu được câu đó nghĩa là gì và khi ấy, sự thật như thể cả tấn gạch đá trút xuống đầu tôi. Tôi òa lên khóc nức nở. Chẳng còn gì có ý nghĩa nữa. Thế giới của tôi chìm trong sự tối tăm.

Bác sĩ xuất hiện và xác nhận những điều trên. Cô tiến hành siêu âm và cho tôi nhìn rõ trái tim con gái tôi - một trái tim không còn đập nữa. Tôi cứ thế nức nở và nói với bác sĩ rằng, chắc hẳn đã xảy ra sai sót gì, rằng tôi vẫn có thể cảm nhận chút nhịp đập khẽ khàng, nhưng vô hiệu.

Tôi đã mất con ngay từ trong bụng. Chẳng gì có thể thay đổi sự thật tàn nhẫn và đáng sợ ấy.

Bác sĩ gây mê cho tôi và tiến hành mổ. Nhờ đó, họ phát hiện nguyên nhân gây ra cái chết của con gái tôi – đó là do dây rốn quấn cổ.

Khi tỉnh lại, tôi lột chiếc áo trắng quấn quanh cơ thể con gái tôi rồi đặt con áp vào ngực trần của mình, hi vọng phép nhiệm màu nào đó. Nhưng không gì thay đổi được sự nghiệt ngã của số phận.

Thời gian mà tôi có với con nhanh chóng trôi qua. Tôi phải nói lời vĩnh biệt con, xa con mãi mãi. Những tuần sau đó, tôi đắm chìm trong cơn giận dữ, nỗi tiếc thương và sự hoang mang.

Một thời gian sau, tôi xem được một video quảng bá ứng dụng theo dõi cử động của thai nhi. Nó thể giúp một người mẹ không bị mất con vì sự cố dây rốn quấn cổ. Lẽ ra tôi đã có thể cứu con nếu phản ứng kịp thời. Phát hiện này là phần đau đớn nhất trong toàn bộ câu chuyện của tôi. Nó khiến tôi muốn chia sẻ với tất cả các bà bầu đôi điều quan trọng, đặc biệt khi ở tam cá nguyệt cuối cùng:

1. Theo dõi các cử động của con bạn

Làm ơn hãy luôn theo dõi cử động thai nhi. Bác sĩ sẽ cho bạn biết số lần thai máy, tần suất thai máy bao nhiêu là ổn. Nếu bạn cảm thấy con không cử động đủ hãy tới phòng khám hay bệnh viện thật nhanh.

Dây rốn quấn cổ không cướp đi mạng sống của con bạn ngay lập tức. Chúng quấn quanh cổ bé một cách từ từ nhưng chắc chắn, chúng sẽ giết bé nếu đủ thời gian.

day-ron

2. Lượng ối rất quan trọng

1-2 tuần trước khi mất con, trong một lần khám định kỳ, bác sĩ lo ngại rằng lượng ối của tôi đang giảm. Lúc đó, tôi mang thai ở tuần 37 và hoàn toàn ổn nếu mổ lấy thai thời điểm này.

Dịch ối giảm có thể là dấu hiệu cho thấy tôi nên sinh bé lúc đó. Nếu hành động theo trực giác ban đầu, tôi có thể đã không mất con.

  • Mất con ở tuần thai thứ 39, mẹ lên tiếng nhắc bà bầu 4 điều cần lưu ý khi sắp đến ngày sinh ảnh 3
  •  
  • Thương tâm chuyện người mẹ mất con sắp sinh và suýt mất cả mạng vì căn bệnh quen thuộc không ngờ ở 3 tháng cuối thai kỳ.

3. Nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng trong những ngày cuối thai kỳ

Tôi liên tục được nhắc nhở đừng di chuyển quá nhiều trong khoảng cuối thai kỳ. Có thể không phải bà bầu nào cũng gặp tình trạng này. Nhưng với tôi, do nguy cơ liên quan tới vết mổ trước có thể vỡ, tôi cần phải nghỉ ngơi, thư giãn.

Không phải do di chuyển nhiều mà tôi mất con. Nhưng nếu tôi bớt hoạt động lại, tôi có thể đã cảm nhận rõ hơn về tình trạng cử động giảm dần của con.

4. Tin vào trực giác của bạn

Tới gần cuối thai kỳ, tôi cứ có cảm giác rằng sẽ sinh bé muộn nhất là ở tuần thai thứ 37 hoặc 38. Nhưng vì lý do công việc, tôi đã đề nghị chọn thời điểm sinh muộn hơn một chút. Tôi ước gì đã tin tưởng vào trực giác của mình. 

Theo helino

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.