Mã độc của thiết bị thông minh sẽ tăng gấp đôi trong 2017

GD&TĐ - Hãng bảo mật Kaspersky vừa cho biết, tổng số mẫu phần mềm độc hại nhắm mục tiêu đến các thiết bị thông minh đã lên tới hơn 7.000, trong đó hơn một nửa số này sẽ xuất hiện trong năm 2017.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đa số các thiết bị thông minh hiện nay như đồng hồ, TV, router và máy ảnh đều có khả năng kết nối Internet và tạo nên hệ sinh thái IoT (Internet of Things) ngày càng phát triển. Khi lượng thiết bị này gia tăng, IoT sẽ trở thành một mục tiêu hấp dẫn đối với tội phạm mạng.

Theo nghiên cứu của Kaspersky, hầu hết các cuộc tấn công nhắm vào máy ghi hình kỹ thuật số hoặc máy quay IP (63%), và 20% cuộc tấn công vào các thiết bị mạng, bao gồm router, modem DSL... Khoảng 1% mục tiêu là các thiết bị quen thuộc nhất của người dùng như máy in và các thiết bị gia đình thông minh.

Hiện có hơn 6 tỷ thiết bị thông minh trên toàn cầu, hầu hết chúng thậm chí không có một giải pháp bảo mật và các nhà sản xuất thường không sản xuất bất kỳ bản cập nhật bảo mật hoặc phần mềm kiểm soát mới nào. Điều này có nghĩa là có hàng triệu thiết bị dễ bị xâm nhập hoặc thậm chí đã bị xâm nhập.

Để phòng tránh nguy cơ bị tấn công mạng qua các thiết bị thông minh, các chuyên gia của Kaspersky khuyến cáo, nếu không cần thiết, đừng truy cập thiết bị từ mạng bên ngoài; tắt tất cả các dịch vụ mạng không cần để sử dụng thiết bị; trước khi sử dụng thiết bị, thay đổi mật khẩu mặc định, và thiết lập một mật khẩu mới...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh giả mạo salon ô tô trên Facebook để lừa đảo.

Lập salon ô tô 'ma' để lừa đảo

GD&TĐ - Hoàng Văn Cương và Nguyễn Anh Văn tạo dựng salon ô tô 'ma', sau đó đăng thông tin giả bán xe để chiếm đoạt tiền đặt cọc.
Ảnh minh họa ITN.

Dục tốc bất đạt

GD&TĐ - Đầu mùa tuyển sinh 2024, Thanh tra Bộ GD&ĐT đã công bố loạt kết luận liên quan đến việc mở và đào tạo ngành học mới với nhiều trường đại học.