Lý do nên tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 5 – 11 tuổi

GD&TĐ - Theo các chuyên gia, dù ở lứa tuổi nào, Covid-19 cũng gây các biểu hiện từ không cho đến có triệu chứng, thậm chí là nhập viện, nặng, tử vong.

Việt Nam triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi vào tháng 11/2021.
Việt Nam triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi vào tháng 11/2021.

Trong khi đó, nhiều nghiên cứu cho thấy, không có sự khác biệt giữa tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin và không tiêm ở trẻ.

Nhiều trẻ mắc Covid-19

Theo phân công của Chính phủ, Bộ Y tế sẽ chịu trách nhiệm thực hiện việc mua và triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 5 - 11 tuổi. Loại vắc-xin phòng Covid-19 được phê duyệt tiêm cho trẻ là Pfizer.

Hiện, Bộ Y tế đã có hướng dẫn cụ thể về khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin Covid-19 cho trẻ em, quy trình xử lý sự cố trong quá trình tiêm chủng và theo dõi sau tiêm. Bộ Y tế đang tiếp tục tập huấn y tế các tuyến. Nhờ đó, bảo đảm an toàn cho trẻ trong tiêm chủng. Điều đó đồng nghĩa là bất kỳ trẻ em nào cũng được theo dõi sức khỏe một cách cẩn trọng nhất.

Để triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ 5 - 11 tuổi, Bộ Y tế cho biết đã chuẩn bị kỹ lưỡng. Trước đó, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết Bộ Y tế đã trao đổi chặt chẽ, thường xuyên tham khảo ý kiến của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các nhà khoa học.

Đồng thời, học hỏi kinh nghiệm triển khai của các nước về việc tiêm chủng cho nhóm này. Theo Bộ Y tế, số trẻ em dưới 18 tuổi mắc Covid-19 ở nước ta chiếm 19,2%, tỷ lệ trẻ tử vong là 0,42%.

Trả lời về sự cần thiết trong việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em, GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, trẻ từ 5 - 11 tuổi nếu tiêm vắc-xin, khi nhiễm bệnh sẽ có ít triệu chứng. Ngoài ra, triệu chứng cũng nhẹ hơn so với người lớn.

Theo GS Phan Trọng Lân, khi mắc Covid-19, dù ở lứa tuổi nào, bệnh cũng có các biểu hiện từ không triệu chứng đến có triệu chứng, thậm chí là nhập viện, nặng, tử vong. Chuyên gia này cho biết, thậm chí, có những trường hợp viêm đa hệ ở trẻ em. Đây là biểu hiện nghiêm trọng, viêm cả các cơ quan khác. Những trường hợp này hiếm nhưng vẫn có thể ghi nhận trên toàn thế giới.

Ngoài ra, việc tiêm vắc-xin không chỉ bảo vệ bản thân trẻ, mà còn giảm sự lây nhiễm. Cục trưởng Phan Trọng Lân cũng cho biết, hiện nay, qua theo dõi với biến chủng Omicron, việc lây nhiễm nhiều hơn ở trẻ em đặc biệt chưa tiêm chủng.

Vắc-xin bảo vệ trẻ 5 - 11 tuổi

Để triển khai chiến dịch này, Bộ Y tế đã thực hiện đánh giá, điều tra xã hội học đối với việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em. Theo kết quả khảo sát với hơn 415.000 phụ huynh do Viện Chiến lược và chính sách y tế - Bộ Y tế công bố, 60,6% đồng ý cho con tiêm; 7,6% đồng ý nếu yêu cầu bắt buộc; 29,1% cân nhắc và chỉ 1,9% phụ huynh có con trong độ tuổi 5 - 11 từ chối cho trẻ tiêm vắc-xin Covid-19.

Bộ Y tế cho biết, số quốc gia/ vùng lãnh thổ đã triển khai hoặc có kế hoạch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ 5 - 11 tuổi tăng hằng ngày. Theo thống kê, 44 quốc gia/vùng lãnh thổ đã tiêm hoặc có kế hoạch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ. Có nơi tiêm cho toàn bộ trẻ em, có nơi tiêm cho trẻ nguy cơ cao.

PGS.TS Trần Huỳnh - Đại học Y khoa California Northstate (Mỹ) dẫn chứng, Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo tiêm vắc-xin cho trẻ từ 5 - 11 tuổi. “Một trong những nghiên cứu giúp thay đổi góc nhìn về vắc-xin cho trẻ là của Pfizer được đăng trên tạp chí New England Journal of Medicine.

Nghiên cứu thực hiện trên trẻ em từ 5 - 11 tuổi, với liều 10 mcg (bằng 1/3 người lớn). Kết quả cho thấy, 3 tháng sau, trẻ được tiêm vắc-xin hầu như không nhiễm Covid-19. Trong khi đó, nhóm chứng (trẻ không tiêm) bị nhiễm vắc-xin. Ngoài ra, FDA Mỹ cũng khuyến cáo tiêm vắc-xin cho trẻ từ 5 - 11 tuổi”, chuyên gia nêu.

Cũng theo PGS Huỳnh, một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí New England Journal of Medicine đã phân tích về tác dụng phụ sau khi trẻ tiêm vắc-xin Covid-19. Đây là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Kết quả cho thấy, tác dụng phụ nguy hiểm giữa việc chủng ngừa và không tiêm là không có sự khác biệt.

“Có thể thấy, việc tiêm vắc-xin Covid-19 giúp bảo vệ trẻ tốt hơn. Số ca Covid-19 ở trẻ em ngày càng nhiều. Tại Mỹ, có khoảng 18 triệu trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi mắc Covid-19. Những dữ liệu cho thấy, rủi ro giữa tiêm và không tiêm là không có sự khác biệt về thống kê lâm sàng.

Tiêm vắc-xin bảo vệ trẻ khỏi Covid-19. Sắp tới, FDA và CDC sẽ nghiên cứu chấp thuận tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ 6 tháng đến 4 tuổi. Hiện, các nhà nghiên cứu thế giới vẫn tiếp tục theo dõi về tác dụng phụ của vắc-xin trên trẻ em”, PGS Trần Huỳnh chia sẻ.

Trước đó, tháng 11/2021, Việt Nam đã triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 của Pfizer cho trẻ từ 12 - 17 tuổi. Ngày 19/2, số liều tiêm cho trẻ từ 12 - 17 tuổi là 16.756.669 liều. Trong đó, mũi 1 là 8.608.568 liều, mũi 2 là 8.148.101 liều.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.