Lý do “nấu mãi mà thịt gà vẫn đỏ“

Chúng ta vẫn thường cho rằng, thịt gà sau khi nấu phải là trắng hoàn toàn. Nếu như còn màu đỏ, dù chỉ một ít thì cũng đồng nghĩa với việc là thịt ga còn sống.

Lý do “nấu mãi mà thịt gà vẫn đỏ“

Chúng ta vẫn thường cho rằng, thịt gà sau khi nấu phải là một màu trắng hoàn toàn vì nếu như bạn nhìn thấy màu đỏ của chúng, dù chỉ một ít thì cũng đồng nghĩa với việc là thịt gà còn sống. Do đó phải nấu thêm đến càng chín càng tốt. Tuy nhiên, suy nghĩ này đã đến lúc phải được thay đổi.

Theo tiến sĩ Greg Blonder - Nhà vật lý học, nhà khoa học và tác giả về những cuốn sách trong lĩnh vực ẩm thực - cho rằng: Một số nhân tố màu đỏ trong thịt gà không bao giờ phai dù cho bạn có nấu chúng lâu hơn nữa.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thì đôi khi những nhận định về thị giác khi nấu nướng đã đánh lừa chúng ta, và trường hợp của thịt gà đỏ chính là như thế, thịt còn đỏ không hề có nghĩa là chúng còn sống.

Thi ra day chinh la ly do

Không phải thịt còn đỏ đồng nghĩa với việc chúng còn sống. Ảnh: Internet

Mỗi năm, có rất nhiều trường hợp người dùng bị nhiễm khuẩn khi ăn phải những thực phẩm chế biến không đủ chín hoặc các loại vi khuẩn bắt nguồn từ nguyên liệu không sạch.

Điều này dần hình thành trong mỗi người phải tuân thủ tiêu chí là món ăn từ thịt gia cầm phải được làm sạch sẽ và đặc biệt là thịt không còn màu đỏ.

Tuy nhiên, USDA lại công bố một kết quả nghiên cứu rằng, chỉ cần khi bạn nấu món gà của mình đến một nhiệt độ nhất định, tối thiểu là 74 độ C thì chắc chắn nó đã đủ an toàn để ăn.

Nhiệt độ chính là một chỉ số đo hoàn toàn chính xác cho người nội trợ khi nấu nướng, màu sắc không có ý nghĩa trong việc xác định thịt còn sống hay không.

Trên thực tế, thức ăn của gà và quá trình đông lạnh gà là yếu tố ảnh hưởng màu sắc của thịt gà. Đa số thịt gà bán ngoài cửa hàng đều nằm trong phân khúc gà có độ tuổi từ 6 đến 8 tuần tuổi. Những con gà non sẽ có xương rỗng cũng như các lớp mô trên người sẽ mỏng hơn những con gà già hơn.

Xương và da của những con gà non có thể thẩm thấu nên những sắc tố màu trong tủy có thể nhuộm màu diện tích mô xung quanh cũng như khiến cho xương trở nên tối màu. Trong các cơ chứa các huyết cầu cũng có thể có phản ứng tương tự với phần thịt khiến cho chúng nhuộm một màu đỏ nhạt sau khi nấu.

Tuy vậy nếu như bạn cảm thấy không an tâm khi ăn thịt gà còn màu đỏ nhạt thì có thể áp dụng những cách sau để tránh tình trạng thịt không có màu trắng đáng tin cậy:

- Rút hết xương gà, tách riêng biệt với phần thịt trước khi nấu nướng. Việc làm này giúp loại bỏ hoàn toàn những sắc tố đỏ có thể có và giúp cho phần thịt gà sẽ trắng như bạn mong muốn.

- Thay đổi nồng độ pH trước khi nấu thịt gà bằng cách ướp thịt trước với giấm hoặc cam, quýt, để làm giảm độ PH cũng như khả năng thịt gà bị đỏ sau khi nấu.

Theo ttvn.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ