Lý do khủng hoảng hôn nhân khi con thứ chào đời

Rắc rối ở các gia đình thường phát sinh ngay sau khi con thứ xuất hiện - căng thẳng, kiệt sức, ức chế vì sự phân chia không đều việc nhà hay chăm con...

Lý do khủng hoảng hôn nhân khi con thứ chào đời

Các nghiên cứu thậm chí cho thấy các bà mẹ sinh hai con trở lên ít hạnh phúc hơn người chỉ có một con. Vì thế, hỡi các ông bố bà mẹ có hai con, hãy thư giãn và thả lỏng vì bạn không phải là người duy nhất đang trong giai đoạn kịch tích này. Dưới đây là 9 lý do khiến giai đoạn vừa có con thứ là đặc biệt nguy hiểm với hôn nhân: 

1. Bố buộc phải tham gia nhiều hơn

Với đứa con đầu, các ông bố có thể chỉ "cưỡi ngựa xem hoa" trong việc thay bỉm cho bé, đặc biệt khi vợ là người tháo vát hoặc có mẹ vợ, mẹ chồng giúp đỡ mọi lúc. Tuy nhiên, với đứa con thứ hai, bố thực sự phải bắt tay vào việc, và thường phải chăm một đứa con trong khi vợchăm  con nhỏ. 

Dù ông bố có thiết tha đến đâu với vai trò mới, thì đây vẫn là một sự thay đổi lớn, buộc bố phải đảm đương chính việc chăm sóc đứa lớn - điều mẹ vẫn làm trước đây. Và điều này làm nảy sinh các cuộc tranh cãi: bố đã thực hiện vai trò của mình như thế nào, có đúng với tiêu chuẩn như mẹ từng làm hay không. 

giadinh5_1437196573.jpg

Ảnh:Kismetphotography.

2. Không còn "cặp vợ chồng dễ thương với một em bé"

Hai vợ chồng cộng thêm hai đứa trẻ bằng rất nhiều người. Vợ chồng bạn sẽ không còn cảm giác "cặp đôi" nữa, mà giống Bố và Mẹ nhiều hơn - một kiểu nhận diện mới và không còn lãng mạn. Sẽ không còn cảnh vợ chồng bạn nắm tay nhau đi trong siêu thị và ôm nhau âu yếm, với em bé đáng ngưỡng mộ nằm trong nôi. Đưa hai đứa trẻ đi siêu thị sẽ là một thảm họa. 

3. Đứa con đầu có thể đang ở tuổi tập đi

Các bé tuổi này luôn chân luôn tay suốt ngày, và sẽ càng quậy nếu ít được cha mẹ chú ý, thậm chí ghen tuông với em bé. Hàng loạt lịch trình trong ngày sẽ bị đảo lộn, vì mẹ quá mệt mỏi để tuân theo quy trình với đứa lớn, và bố tiếp quản công việc theo cách của riêng mình. 

4. Nhu cầu sex của mẹ biến mất hoàn toàn 

Có thể người mẹ sẽ còn nhu cầu ân ái với chồng khi có một đứa con, nhưng khi cô ấy vừa phải chăm một đứa trẻ chập chững, cộng thêm một đứa mới sinh suốt cả ngày, bú mớm và cho ăn xuyên đêm, sẽ không có cách gì khơi được ham muốn yêu đương của cô ấy. 

Chưa kể cô ấy cảm thấy mình phát phì, bản thân việc cho con bú cũng lấy đi hết các hoóc môn gây ham muốn, và sự ức chế của cô ấy trước bất cứ việc gì ông chồng làm sai với đứa con đầu lại càng khiến mọi sự tồi tệ hơn.

5. Cặp đôi giờ đây ít có cơ hội ra ngoài thư giãn

Các thành viên trong gia đình có thể tình nguyện chăm hộ một em bé, nhưng trông hộ một em bé cộng thêm một đứa trẻ biết đi thì khó khăn hơn nhiều. Thuê người trông giúp thì tốn kém, và cha mẹ cũng cảm thấy áy náy nếu để lại đứa đầu ở nhà để đưa đứa nhỏ ra ngoài chơi. Vì thế, cha mẹ có hai con ít có thời gian làm điều đó. 

6. Tính mới mẻ đã biến mất

Tất nhiên, bạn yêu đứa con thứ hai, nhưng điều đó không giống như cảm giác hạnh phúc ngọt ngào và háo hức mới mẻ như với đứa con đầu. Thay vì thế, bạn ngập trong sự kiệt sức, ức chế, mệt mỏi và chán nản về cơ thể. Cảm giác hạnh phúc vơi đi ít nhiều. 

7. Bạn chẳng có thời gian để làm gì

Nói chung, bất cứ lúc nào em bé mới sinh đi ngủ cũng là lúc phải bạn bận tâm về đứa lớn, về đống quần áo chưa giặt hoặc bữa cơm đang nấu dở. Vì việc bạn có con không còn là mới mẻ và thú vị nữa, bạn sẽ ít nhận được sự giúp đỡ từ gia đình nội ngoại hơn nhiều, và lúc đó em của bạn có thể cũng bắt đầu có con đầu, và cha mẹ bạn sẽ dồn sức vào đứa cháu đó - một đứa trẻ đầu tiên xinh xắn - chứ không phải là đứa thứ hai. 

8. Mọi thứ đều cần được tổ chức lại

Và thường thì ai là người đóng vai trò này? Tất nhiên, mẹ. Và vì cô ấy vừa bận cho con bú, vừa bận chăm con đầu, cô ấy có thể sẽ quên một số việc trong lịch trình của mình, khiến cô ấy cảm thấy mình thật kém cỏi, bất lực. Thường thì lúc ấy xung đột với chồng là điều không tránh khỏi. 

9. Tiền

Giờ đây bạn có hai con, bạn bắt đầu nhận ra rằng cần gấp đôi số tiền cho con đi nhà trẻ, thuê người chăm sóc, học các môn thể thao, đi học và một ngày nào đó là vào đại học. Thường thì đây là một mối lo lớn. Nhưng bạn sẽ chỉ thấy lo lắng khi số lần đến thăm bác sĩ thường xuyên khiến bạn nhận ra khoản tiền tích lũy đang thu hẹp lại. 

Thường thì đến khi bé thứ hai được 6 tháng tuổi, một số rắc rối gia đình có thể tự biến mất. Nhưng nếu bạn thấy vợ chồng mình vẫn tiếp tục căng thẳng, cảm thấy không hiểu hoặc không còn yêu bạn đời nữa, và vẫn cực kỳ uất ức, đã đến lúc bạn cần gặp nhà tâm lý.

Vì thế, nếu bạn đang khổ sở sau khi đứa con thứ hai chào đời, hãy làm theo các hướng dẫn sau: 

1. Chờ đến 6 tháng trước khi đưa ra những quyết định bước ngoặt nào đó, chẳng hạn không còn bạn đời nữa. 

2. Bắt đầu quan hệ tình dục trở lại, ngay cả khi bạn không muốn.

3. Bắt đầu thử làm điều gì đó tốt đẹp cho bạn đời, ngay cả khi ban đầu thấy cứ giả tạo.

4. Bắt đầu thử hẹn hò vào buổi tối, thậm chí hẹn hò tại nhà.

5. Dừng lại để có những cuộc chuyện trò. Ngay khi có thời gian, hãy tắt tivi và hỏi bạn đời về những rắc rối người ấy gặp phải.

6. Chấp nhận rằng cuộc sống của bạn đã thay đổi, và việc thỏa hiệp với nhau sẽ khiến cuộc sống tốt đẹp hơn. 

Theo Vnexpress/Huffingtonpost

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.