Thiên tài với bộ não siêu việt
Trước khi qua đời, Albert Einstein đã để lại di nguyện hỏa táng toàn bộ thân xác của mình càng sớm càng tốt sau khi ông trút hơi thở cuối. Và tro cốt của ông được rải ở một địa điểm bí mật.
Ông không muốn di cốt của mình lưu giữ trong lăng mộ, nhưng ý nguyện của ông chỉ được thực hiện một phần.
Bạn thân nhất của Eistein, nhà kinh tế học Otto Nathan, đã xử lý tro cốt theo yêu cầu của nhà khoa học, nhưng là sau khi nhà nghiên cứu bệnh lý học Thomas Harvey mổ tử thi để lấy ra bộ não của Eistein.
Gia đình và bạn bè của nhà khoa học vĩ đại đã vô cùng kinh hoàng khi biết sự việc, nhưng Harvey đã thuyết phục con trai của Einstein, Hans Albert, đồng ý một cách miễn cưỡng khi mọi sự đã rồi.
Vị bác sĩ lập dị đã giữ bộ não của nhà khoa học đại tài trong một chiếc bình thủy tinh chứa fornalin được bảo quản lạnh.
Cho đến năm 1998, ông mới giao lại bộ não của Einstein cho bệnh viện Princeton và nhiều lần, vị bác sĩ gửi một phần não bộ của Eistein cho các nhà khoa học có cùng hứng thú với nghiên cứu này.
Hầu hết mọi người không bao giờ phải lo lắng sẽ trở thành nạn nhân của một “kẻ ăn trộm bộ não”, nhưng tượng đài Einstein như một thiên tài độc nhất vô nhị của thời hiện đại đã khiến không ít người tò mò về cấu trúc não bộ của ông.
Một người bình thường có thể sống và chết "theo cách của riêng mình" nhưng một thiên tài thì chất xám của ông lại thuộc về thế giới.
Ngay cả khi còn sống, Einstein đã là một người nổi tiếng với trí tuệ siêu việt, một người luôn hết mình cho khoa học.
Không ai có thể nghi ngờ những đóng góp của Einstein với cuộc cách mạng khoa học mà nhờ đó đã giúp nhân loại khám phá những hiện tượng vật lý kỳ lạ như hố đen, sóng hấp dẫn, Big Bang, vướng lượng tử và hạt Higgs.
Không chỉ có nhiều phát kiến khoa học, Einstein còn nổi tiếng là người có nhiều phát ngôn mang tính chân lý và những câu nói của ông cho đến nay vẫn thường được trích dẫn lại.
Hơn tất cả, nhà khoa học đại tài này đã trở thành một huyền thoại về thiên tài xuất chúng, khiến ông về cơ bản trở nên khác biệt với tất cả phần còn lại của thế giới. Và đó là lý do người ta khao khát có được bộ não của ông.
Nhiều người cũng thắc mắc liệu trí tuệ siêu phàm của Einstein có phải xuất phát từ một thuộc tính vật lý, một tính năng đặc biệt có trong bộ não, và chất xám của Einstein được coi là một nền tảng thực nghiệm lý tưởng để giải đáp những khúc mắc này.
Thật không may, như nhà tâm lý học Terence Hines đã lập luận, những nghiên cứu thực hiện trên não của Einstein đã có thiếu sót nghiêm trọng.
Trong các thí nghiệm, các nhà khoa học so sánh bộ não của Einstein với những người được cho là “bình thường” nhưng trong hầu hết trường hợp các nhà khoa học đều biết mẫu nào là từ não của Einstein.
Và họ bắt đầu tìm kiếm bất kỳ sự khác biệt nào theo cách này và tất nhiên với cách tiếp cận khoa học đó, thật dễ để tìm ra sự khác biệt.
Trong khi những nghiên cứu về não bộ của nhà Einstein chưa đưa ra được báo cáo thuyết phục nào thì người ta vẫn nhớ tới ông bằng những câu chuyện đời thường ngoài khoa học.
Einstein, người đàn ông kỳ lạ
Einstein được mọi người nhớ đến như một người “ngây thơ”, thích tách biệt khỏi các vấn đề trần tục. Ông cũng khá lập dị, thích mặc áo khoác dày suốt nhiều năm vì áo len khiến ông bị ngứa. Ông không thích tất và đôi khi đi giày phụ nữ vào kỳ nghỉ.
Nhưng Einstein không phải là một vị thánh. Ông đã từng lừa dối người vợ đầu tiên của mình, Mileva Marić, để đến với người em họ Elsa Einstein. Sau đó 2 người kết hôn nhưng người vợ thứ hai này lại phản bội ông.
Mối quan hệ của nhà khoa học với các con cũng gặp nhiều khó khăn, bất chấp việc ông được coi là người rất tử tế và yêu trẻ nhỏ, thậm chí thường xuyên giúp lũ trẻ trong khu phố làm bài tập về nhà.
Nhà khoa học Einstein và vợ.
Nói một cách khác, Einstein cũng giống như tất cả chúng ta khi gặp những rắc rối và mâu thuẫn trong cuộc sống.
Và nếu bạn trông đợi một thiên tài sẽ có cuộc sống khác biệt so với phần còn lại của nhân loại thì cuộc đời và quan điểm của Einstein sẽ làm bạn thất vọng.
Điều để lại danh tiếng của Einstein cho thế hệ sau chính là khoa học của ông. Nhưng giống như Issac Newton, Einstein đôi khi cũng không thể nhận ra ý nghĩa những ý tưởng của mình đến mức hẳn ông sẽ khó mà hình dung được cách mà thuyết tương đối được nghiên cứu và giảng dạy ngày nay.
Nhìn nhận một cách công bằng, thuyết tương đối vẫn là một lý thuyết huyền bí vào năm 1939. Rất ít nhà nghiên cứu sử dụng nó và các phương pháp quan sát cần thiết để chứng mình các hố đen tồn tại. Trong khi đó radio và thiên văn học tia X vẫn còn rất non trẻ.
Nhưng hố đen không phải là điểm yếu duy nhất của nhà khoa học vĩ đại này. Ông cũng được biết là có khả năng toán học khiêm tốn và thường phải dựa vào người khác, trong đó có người vợ đầu Mileva và người bạn thân, nhà vật lý Michele Besso, để giải quyết các vấn đề gai góc.
Giống như tất cả các thiên tài khoa học khác, lý thuyết của Einstein sẽ vẫn tồn tại mãi mặc dù ông không còn trên cõi đời nữa.
Thuyết tương đối đặc biệt, thuyết tương đối tổng quát và mô hình Photon có thể không được phát triển bởi cùng một cá nhân nhưng có người đã từng đưa ra vấn đề đó.
Henri Poincaré, Hendrik Lorentz và những người khác đã từng nghiên cứu nhiều về thuyết tương đối trước năm 1905, giống như Gottfried Leibniz đã từng độc lập đưa ra tính toán song song với Newton, hay Alfred Russel Wallace phát triển lý thuyết sự lựa chọn tự nhiên độc lập hoàn toàn với Charles Darwin.
Các nhà lịch sử khoa học đã từng đăng ký lý thuyết “Con người vĩ đại” nhưng giờ chúng ta biết rằng các ý tưởng biến đổi xuất hiện từ thành quả nghiên cứu của nhiều cá nhân tài năng, thay vì lóe lên từ một trí tuệ siêu việt.
Einstein không phải là nhà vật lý duy nhất có những khám phá xuất sắc vào đầu thế kỷ 20. Marie Curie, Niels Bohr, Erwin Schrödinger và Werner Heisenberg đều có những thành công tương tự, bên cạnh nhiều nhà khoa học khác.
Vậy họ có trí tuệ kém Einstein không? Curie thắng 2 giải Nobel và đóng góp trực tiếp vào những nghiên cứu vĩ đại có tính ứng dụng cao cho đến tận bây giờ nhưng vẫn không được coi là hình mẫu thiên tài.
Tất nhiên là nhà khoa học nữ này phải đối diện với 2 thành kiến thời đó là giới tính và thực tế cô là một nhà thực nghiệm, không phải một nhà lý thuyết.
Sự khác biệt này mang tính định hướng. Nhờ vào sự đa dạng trong kinh nghiệm và tài năng của nhân loại, chúng ta dần nhận thức được rằng thiên tài không phải là chất lượng nguyên khối có hình dạng giống hệt nhau ở mọi nơi chúng xuất hiện.
Trí tuệ thiên tài của Einstein khác với Curie và thiên tài khoa học khác với thiên tài âm nhạc. Mặc khác, người nổi tiếng có xu hướng đi theo khuôn mẫu có thể dự đoán hơn.
Một khi một người trở nên nổi tiếng, họ có xu hướng được định vị theo cách đó. Nếu sống ở một thời đại khác, Einstein có thể vẫn là một nhà vật lý giỏi, nhưng sẽ không phải là Einstein mà chúng ta biết.
Nhưng bởi ông sống trong một lát cắt thời gian đặc biệt, sau khi ánh sáng của sự nổi tiếng bắt đầu bùng lên, và trước khi khoa học được xem như một môn thể thao đồng đội, Einstein đã trở thành thiên tài của chúng ta.