Lý do bất ngờ khiến Châu Âu chia rẽ ở vòng trừng phạt thứ 11

0:00 / 0:00
0:00
GD&TĐ -Hy Lạp và Hungary đã không thống nhất thông qua vòng trừng phạt thứ 11 của châu Âu nhằm vào Nga vì lý do không ngờ tới.
Châu Âu đang tìm kiếm sự đồng thuận trừng phạt Nga vòng thứ 11.
Châu Âu đang tìm kiếm sự đồng thuận trừng phạt Nga vòng thứ 11.

Tờ Politico đưa tin, các cuộc đàm phán về gói trừng phạt thứ 11 của EU đối với Nga đã bị đình trệ do sự phản đối từ Hy Lạp và Hungary.

Hai quốc gia này đã bày tỏ sự không hài lòng về việc các công ty của họ nằm trong danh sách "các nhà tài trợ chiến tranh Ukraine".

Danh sách này được phía Ukraine biên soạn, cho rằng các công ty không muốn cắt bỏ hoàn toàn mối quan hệ kinh doanh với Nga đều bị coi là đang "tài trợ chiến tranh Ukraine". Việc một số công ty của Hungary và Hy Lạp nằm trong danh sách này đã khiến giới lãnh đạo của họ không hài lòng.

5 nguồn tin là các quan chức EU nói với Politico rằng, Hungary đã "chơi một mình" khi liên tục phản đối các lệnh trừng phạt của châu Âu nhằm vào Nga. Tuy nhiên, Budapest đang dần nhận thêm được sự ủng hộ từ phía Athens.

Cả Hungary và Hy Lạp đều yêu cầu gạch tên các công ty của mình khỏi danh sách mà Ukraine đã khởi xướng trước khi thống nhất vòng trừng phạt thứ 11 mà EU dành cho Nga. Căng thẳng đã nổi lên tại cuộc họp của các Ngoại trưởng EU hồi đầu tuần trước khiến vòng trừng phạt mới không thể được tiếp tục được đi đến việc thông qua.

Hiện Châu Âu đang tìm mọi cách để nhắm bịt kín "các lỗ hổng" trong 10 vòng trừng phạt trước đó nhằm vào Nga. Họ thừa nhận đã có nhiều cách để "lách trừng phạt" mà các công ty châu Âu yêu thích, như việc tráo đổi nguồn gốc hàng hóa, sử dụng vận chuyển thông qua nhiều bên thứ ba... để tiếp tục giao dịch với Nga.

Nhưng theo lập luận của phía Hy Lạp, việc ngăn chặn các phương án "lách trừng phạt" của một số công ty châu Âu đòi hỏi cách kiểm soát mang tính kỹ thuật hơn là "quy chụp" các công ty đó đang "tài trợ chiến tranh".

Một nhà ngoại giao thuật lại với Politico: "Hy Lạp cho rằng, nếu có bằng chứng cụ thể về việc vi phạm các biện pháp trừng phạt, những điều này cần được các quốc gia thành viên liên quan chú ý, ở cấp độ kỹ thuật, để điều này được điều tra đầy đủ và sau đó sẽ có hành động thích đáng... Trong khi đó, nếu nằm trong danh sách 'Nhà tài trợ chiến tranh Ukraine', các công ty Hy Lạp sẽ bị gắn mác trên khắp thế giới dù họ có thể không vi phạm các biện pháp trừng phạt Nga."

Một nhà ngoại giao EU khác nói rằng, họ đồng cảm với lập trường của Hy Lạp, nhưng “câu hỏi đặt ra là việc đưa các công ty vào danh sách của Ukraine sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Hy Lạp đến mức nào".

Theo người này, đại diện Hy Lạp chỉ nói chung chung rằng, việc các công ty của họ bị đưa vào danh sách tài trợ chiến tranh Ukraine sẽ "rất thiệt hại" cho nền kinh tế của họ chứ không có con số cụ thể như thế nào.

Vaccine Pfizer - BioNTech Covid-19. (Ảnh: Getty Images)

Giải Nobel y học 2023 đã có chủ

GD&TĐ - Hai nhà khoa học được trao giải Nobel y học vì nghiên cứu tiên phong dẫn đến việc phát triển vaccine mRNA, giúp hạn chế sự lây lan của Covid-19.
Cảnh sát Kosovo và Lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO tại Kosovo tiếp tục đảm bảo an ninh trong khu vực

600 quân Anh hiện diện ở Kosovo

GD&TĐ - NATO xác nhận sẽ triển khai 600 binh sĩ Anh tới Kosovo sau các cuộc đụng độ đánh dấu sự leo thang nghiêm trọng trong cuộc xung đột với Serbia.
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh LB Nga Dmitry Medvedev

Nga cảnh báo sắc lạnh

GD&TĐ - "Lực lượng Nga cảnh báo sẽ nhắm vào bất kỳ binh sĩ Anh nào được cử đến Ukraine để huấn luyện cho quân đội nước này".
Xe tăng M1A1 Abrams.

'Abrams là quan tài thép cho binh sĩ'

GD&TĐ - Xe tăng Abrams ở Ukraine sẽ trở thành mục tiêu dễ dàng cho quân đội Nga, vì Kiev không có những kỹ năng cần thiết để vận hành xe hạng nặng này.
Mỹ sẽ cắt giảm viện trợ quân sự cho Ukraine

Ukraine nhận tin xấu

GD&TĐ - Ukraine nhận được tin đáng lo ngại từ Mỹ trong bối cảnh Kiev tiếp tục nỗ lực phản công chống lại Nga để giành lại lãnh thổ hiện do Nga kiểm soát.