Lưu ý khi ăn cà pháo

Cà pháo là món ăn ngon được nhiều người ưa chuộng nhưng cũng tiềm ẩn nhưng nguy hại khôn lường cho cơ thể.

Cà là món ăn ngon nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hại khôn lường cho cơ thể.
Cà là món ăn ngon nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hại khôn lường cho cơ thể.

Cà pháo còn gọi là cà gai hoa trắng, tên khoa học là Solanum torum. Nó là cây nhỏ, lá xẻ thùy nông, có gai. Hoa màu trắng, quả màu trắng đổi màu vàng khi chín. Toàn cây đều có thể dùng làm thuốc.

Bên cạnh, đó cà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại khôn lường cho cơ thể.

Cà càng đắng càng nhiều độc dược

Trong thân, lá, hoa và quả cà pháo có chứa một ít chất độc. Loài cà nào có vị đắng nhiều tức là chất độc càng cao. Chất độc trong cà thường được biết tới là các alkaloids. Cà pháo còn có một lượng sitosterol, tuy không đáng lưu tâm nhưng lại có solanin độc.

Cà càng xanh càng nhiều solanin

Quả cà chưa chín có lượng solanin cao hơn nhiều so với quả chín. Chất solanin trong cà được xác định giống như chất đọc trong mầm xanh hoặc phần xanh ở củ khoai tây.

Dân gian thường nói: “Một quả cà bằng 3 thang thuốc”, chỉ việc ăn cà sống vì trong cà sống có nhiều solanin độc. Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy ăn cà muối không bị nhức mỏi, có lẽ muối chua làm giảm độc tính.

Solanin (một loại glyco-alkaloid) có vị đắng và độc hại với cơ thể. Chúng có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong bất cứ bộ phận nào của cây khoai tây, bao gồm lá, quả, củ, mầm.

Solanine rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ. Ngộ độc solanin chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh. Triệu chứng bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau rút ở dạ dày, khô rát cổ họng, đau đầu và chóng mặt, ảo giác, mất cảm giác, tình trạng tê liệt, sốt, bệnh vàng da, giãn đồng tử và giảm thân nhiệt.

Ở hàm lượng lớn, ngộ độc solanine có thể gây tử vong. Có nghiên cứu cho rằng liều lượng từ 2 đến 5mg/kg thể trọng có thể gây triệu chứng ngộ độc và liều lượng từ 3 đến 6mg/kg thể trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 8-12 giờ sau khi tiêu thụ thức ăn, nhưng cũng có thể diễn ra trong vòng 30 phút khi ăn thức ăn có hàm lượng solanine cao.

Ăn sống độc hơn ăn chín

Trong cuộc sống, quả cả thường được dùng để nấu, muối, luộc, xào, chiên…Quả cà cắt miếng ăn sống như rau, chấm mắm tôm hay mắm ruốc.

Quả cà giòn tan, nhai sồn sột kèm với mắm mặn rất khoái khẩu nhưng cần cẩn thận, ăn nhiều có thể bị nhức mỏi do solanin độc. Trong “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh” có ghi rằng: không nên ăn nhiều cà sống.

Người ốm không nên ăn cà pháo

Theo Đông y, cà pháo có tính hàn (thậm chí rất hàn), vì vậy kiêng dùng đối với người hư hàn, thận trọng khi phối hợp với các thức ăn hàn, nên ăn kèm các gia vị có tính ôn như: tỏi, ớt, sả… người mới đau dậy, suy nhược không nên ăn cà, cà không nên ăn sống.

Cà pháo tính hàn, hơi độc, ăn nhiều có thể bị đau bụng và sinh cố tật cho nên người xưa thật có lý khi nói rằng một quả cà, ba chén thuốc.

Cây cà gai hoa tím có hình dáng tương tự như cây cà gai hoa trắng, chỉ khác là hoa màu tím. Quả màu vàng đổi sang màu đỏ khi chín. Quả này không ăn. Đã có khá nhiều trường hợp ngộ độc do nhầm lẫn với loại trên.

Phụ nữ nên ăn ít cà

Đàn bà ăn nhiều cà pháo cũng gây trở ngại cho hoạt động của tử cung. Phụ nữ trong quá trình mang thai, những món ăn thuộc họ nhà muối như dưa muối, cà muối.. rất hấp dẫn bà bầu. Tuy nhiên những đồ muối gỏi, muối sổi này không phải lúc nào cũng đảm bảo vệ sinh, có nhiều chất chua, chất axit.. dễ dẫn đến phù nề, nên các thai phụ không nên ăn quá nhiều.

Người mới ốm dậy không nên ăn cà

Theo Đông y, cà pháo có tính hàn (thậm chí rất hàn), vì vậy kiêng dùng đối với người hư hàn, thận trọng khi phối hợp với các thức ăn hàn, nên ăn kèm các gia vị có tính ôn như: tỏi, ớt, sả… người mới đau dậy, suy nhược không nên ăn cà, cà không nên ăn sống.

Nên ăn dưa cà muối thế nào cho tốt?

Cà muối, dưa muối có tác dụng kích thích tiêu hóa giúp ăn ngon miệng, dễ tiêu, bổ sung vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa như lactobacillus, acidophilus và plan-tarum, cung cấp một lượng chất xơ lớn cho cơ thể, hạn chế một số bệnh do thiếu xơ gây ra như trĩ, táo bón, ung thư ruột kết…

Nếu có điều kiện và thời gian, tốt nhất bạn nên tự mua nguyên liệu sạch về muối dưa tại nhà để đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Trước khi muối dưa, phải rửa nguyên liệu và các dụng cụ để muối thật kỹ. Cần tạo môi trường lên men tốt và giữ gìn vệ sinh trong quá trình muối dưa, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn có hại.

Mẹo chọn cà ít độc tố

Cà pháo để muối ngon nhất, khi mua cần chọn những quả to đều, không non quá hoặc không già quá (bánh tẻ). Đặc biệt là không bị héo, không bị nhũn hoặc ủng. Tốt nhất là còn tươi, mới được hái. Hoặc có thể cắt đôi quả cả để biết cà non hay già, hay bánh tẻ.

Nếu cà còn non, chưa có hột thì khi muối xong sẽ bị mềm chứ không giòn. Cà già ruột thường đặc hột, muối xong rất hăng chứ không thơm và lại còn bị dai.

Theo Phunutoday

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hãy đảm bảo rèm trong nhà bạn được mở vào ban ngày để tận dụng ánh sáng. (Ảnh: ITN).

Mách bạn mẹo tiết kiệm điện đơn giản

GD&TĐ - Dưới đây là 1 số bước đơn giản bạn có thể thực hiện để tiết kiệm tiền điện. Mặc dù nghe có vẻ dễ dàng nhưng thực tế chúng đòi hỏi rất nhiều kỷ luật.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hành lý tình yêu

GD&TĐ - Một lá thư thông báo nhập học vào Trường Sư phạm Linshui đang lấp lánh, như những ngôi sao nhỏ soi sáng con đường giáo dục tương lai của tôi.

Anh xích lô tên Tiến ở phố cổ Hà Nội giúp tác giả Nguyễn Vân Hậu (ngồi trên xich lô) tìm lại ký ức năm xưa. Ảnh: NVCC.

Thức dậy tình yêu Hà Nội

GD&TĐ - 'Hà Nội & Tôi' là cuộc thi do Tạp chí Người Hà Nội tổ chức, mừng 70 năm giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).