Lụt lội lịch sử gây nghi ngờ hiệu quả của đập Tam Hiệp, Trung Quốc

Lụt lội lịch sử gây nghi ngờ hiệu quả của đập Tam Hiệp, Trung Quốc

Nhiều người ngờ vực liệu đập Tam Hiệp có thể chế ngự sông Dương Tử như được thiết kế hay không?

Trong bối cảnh lượng mưa ở mức kỷ lục, chính phủ Trung Quốc cho biết đập Tam Hiệp đã giảm được đỉnh lũ, giảm thiểu thiệt hại kinh tế và giảm số người chết và phải sơ tán khẩn cấp.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng mực nước cao lịch sử trên sông Dương Tử và các hồ lớn đã chứng minh đập Tam Hiệp không thực hiện được chức năng như thiết kế.

"Một trong những khả năng chính của đập Tam Hiệp là kiểm soát lũ lụt. Tuy nhiên, chưa tới 20 năm sau khi hoàn thành đập này, người ta vẫn chứng kiến nước lũ cao nhất trong lịch sử" – Nhà địa lý học David Shankman, của ĐH Alabama (Mỹ) và là người nghiên cứu về lũ lụt của Trung Quốc cho biết – "Thực tế là nó không thể ngăn chặn những trận mưa lũ nghiêm trọng này".

Trong một cuộc họp mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên nước của Trung Quốc Ye Jianchun cho rằng "việc lập kế hoạch chi tiết" đối với việc xả nước từ các hồ chứa, đặc biệt là đập Tam Hiệp, đã có hiệu quả trong việc kiểm soát lụt lội trong năm nay.

Ông cho biết 64,7 tỉ mét khối nước lũ được lưu trữ tại 2.297 hồ chứa, trong đó có 2,9 tỉ mét khối tại Tam Hiệp.

Công ty vận hành dự án Tam Hiệp nói vào thứ 7 tuần trước rằng việc xả nước ở hạ lưu đã giảm một nửa kể từ ngày 6/7, giúp "giảm một cách hiệu quả tốc độ và quy mô mực nước dâng lên ở trung và hạ lưu sông Dương Tử". Tổng lượng nước lũ được lưu trữ hiện tại đạt 88% tổng dung tích của hồ chứa.

Tuy nhiên, các phần của sông Dương Tử, các nhánh của nó và các hồ chứa lớn như Dongting và Poyang vẫn đạt mức kỷ lục.

Nhà địa chất Trung Quốc Fan Xiao vốn từ lâu chỉ trích các dự án đập khổng lồ cho biết dung lượng lưu trữ tại Tam Hiệp dưới 9% lượng nước lũ trung bình.

Ông Fan cho rằng Tam Hiệp và 3 dự án đập lớn khác thậm chí khiến lũ lụt tồi tệ hơn bằng cách thay đổi dòng chảy trầm tích xuống sông Dương Tử. Nhu cầu tạo ra điện của dự án cũng làm suy yếu việc kiểm soát lũ lụt.

"Khi mọi người chỉ xem xét việc dùng hồ chứa để giải quyết các vấn đề kiểm soát lũ lụt, họ thường bỏ qua, thậm chí làm suy yếu khả năng tự nhiên của sông hồ trong việc điều tiết lũ lụt" – ông nói.

Trong khi đó ông Shankman cho rằng đập Tam Hiệp giúp giảm bớt lũ lụt trong điều kiện bình thường, nhưng nó luôn có khả năng dễ bị tổn thương trong thời tiết khắc nghiệt hơn.

Theo CNA

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đây là lần thứ hai NHNN hủy đấu thầu vàng miếng.

Tiếp tục huỷ phiên đấu thầu vàng

GD&TĐ - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa gửi đi thông báo hủy bỏ cuộc đấu thầu vàng miếng ngày 25/4 đến các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp.