Lừa đảo bán thuốc chống cúm trên mạng

Lừa đảo bán thuốc chống cúm trên mạng

Điều tồi tệ là nhiều trang web bán dược phẩm (cửa hàng thuốc trên mạng) lợi dụng cơ hội để rao bán thuốc chống cúm Tamiflu với giá cắt cổ. Chẳng hạn trang web của hãng Pharmacy Escrow (Canada ) bán một vỉ thuốc Tamiflu gồm 10 viên với giá 130 USD (khoảng 90 euro ). Hãng này cũng cố ý thông báo cho người truy cập internet, rằng số lượng thuốc là có hạn và giá thuốc không thể thấp hơn được nữa. Thông thường, tại Pháp, việc điều trị cho một người trưởng thành bằng thuốc Tamiflu mua tại các cửa hàng dược phẩm tốn khoảng 25 euro. Điều này cho thấy lợi nhuận thu được từ việc nâng giá thuốc trên mạng là rất lớn.

Thuốc Tamiflu được rao bán với giá cắt cổ và bị “làm giá” nhiều nhất
Thuốc Tamiflu được rao bán với giá cắt cổ và bị “làm giá” nhiều nhất

Nhưng vấn đề không chỉ là giá thuốc cao. Điều đáng lo ngại hơn là qua internet, người mua có thể mua phải thuốc rởm. Bản báo cáo của Liên minh châu Âu về vấn đề tiếp cận an toàn đối với thuốc, công bố vào tháng 6-2008 ước tính cứ 10 loại thuốc bán trên mạng thì có 6 loại không chữa được bệnh hoặc bị làm giả. Đứng đầu danh sách những loại thuốc hay bị làm giả trên thế giới chính là Tamiflu.

Trong khi đó, các phương tiện phòng ngừa cúm do các trang web về dược phẩm rao bán trên mạng có vẻ đáng tin cậy hơn. Các loại găng tay, khẩu trang, khăn giấy, dung dịch sát khuẩn...hiện đang “ăn khách”. Hơn nữa, người tiêu dùng có thể mua các sản phẩm này trên trang ebay với giá rẻ hơn so với mua tại hiệu thuốc.

Các máy lọc không khí cũng bán chạy, tuy nhiên người mua cần thận trọng vì dễ mua phải của rởm. Các nghiên cứu cho thấy, phần lớn máy lọc không khí rao bán trên mạng internet không thể loại bỏ được virus.

Gây lo ngại là những trang web và blog chỉ dẫn cách điều trị cúm A/H1N1 theo kinh nghiệm dân gian và sử dụng các loại thuốc từ hoa quả, cây cỏ (chè xanh, dầu và nước ép từ quả phúc bồn tử...). Trong phần lớn trường hợp, các loại thuốc được giới thiệu là có khả năng kích thích hệ miễn dịch để đề kháng với virus. Tuy nhiên các quảng cáo về các loại “coctail- vitamin” này thường khiến người tiêu dùng hiểu lầm. Những “chiêu” quảng cáo này thường bị các nhà sản xuất thực phẩm chức năng phê phán. Vào tháng 5 vừa rồi, một nhóm các nhà sản xuất thực phẩm chức năng Mỹ đã phải ra thông báo rằng sản phẩm của họ không phải là thuốc chống cúm A/H1N1.

Mặt khác, phương pháp chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian và bằng thảo dược lại đóng vai trò quan trọng trong một số khu vực có dịch cúm, đặc biệt là ở châu Á. Tạp chí “Times of India” của Ấn Độ vừa qua đã giới thiệu một bản danh sách 10 loại thuốc nam điều chế theo phương pháp truyền thống có thể phòng ngừa được virus cúm A/H1N1.

Lê Tuấn Sơn

(Theo Le Monde)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...