Lũ rút ở miền núi, hạ lưu mênh mông nước

GD&TĐ - "Không mưa vẫn lụt" là tình trạng của các huyện vùng hạ lưu sông Lam như: Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên… Nhiều xóm làng mênh mông nước, ngập đến tận nóc nhà trong khi trời nắng gay gắt và nhiệt độ từ 35 – 38 độ.  

Nhiều xã vùng hạ du ngập nặng do nước từ thượng nguồn đổ về
Nhiều xã vùng hạ du ngập nặng do nước từ thượng nguồn đổ về

Nguyên nhân do lũ ở các huyện miền núi Nghệ An rút nhanh và dồn nước xuống, cùng với việc xả lũ liên tiếp của các hồ thủy điện khiến mực nước sông Lam ở cuối nguồn dâng cao.

Nước ngập đến nửa nhà dân
 Nước ngập đến nửa nhà dân

Đỉnh lũ trên sông Lam, đoạn qua huyện Đô Lương là 16,5m, xấp xỉ báo động II. Nhiều xóm làng của huyện Thanh Chương và Nam Đàn thuộc vùng thấp trũng hoặc ngoài đê bị ngập nặng.

Xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương (Nghệ An) hiện đang bị bao vây bởi nước lũ, hàng chục hộ dân phải di dời đến nơi an toàn. Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Thanh Xuân cũng bị ngập sâu hơn 1m. Học sinh chưa thể đến trường chuẩn bị cho năm học mới.

Trường THCS xã Thanh Xuân, Thanh Chương giữa mênh mông nước
Trường THCS xã Thanh Xuân, Thanh Chương giữa mênh mông nước 

Theo ông Nguyễn Khánh Thành - Chủ tịch UBND xã Thanh Xuân, hiện có 10/17 xóm trong xã đã bị chia cắt; 50 nhà, ốt quán đã bị ngập nước; 103 ha lúa, 30 ha sắn đã bị hư hỏng.

Ông Nguyễn Khánh Thành cũng cho hay, Thanh Xuân là xã trung du bán sơn địa, nhưng có 1 nửa diện tích vùng chiêm trũng, gần sông Lam nên năm nào cũng vậy, ở miền núi mưa, lũ là mấy ngày sau, nước sông dâng cao, nơi đây sẽ lụt.

Tại xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương, con đường bê tông nối từ xóm Thuần Trung tới trung tâm xã đang thi công cũng bị cuốn trôi bởi nước sông dâng cao gây lụt.

Ngoài ngập úng, một lượng rác, bùn đất cũng bị cuốn về vùng hạ du gây ô nhiễm, khiến người dân khó khăn trong sinh hoạt.

Nhiều xóm nước ngập tận nóc, cô lập với xung quanh như ốc đảo
 Nhiều xóm nước ngập tận nóc, cô lập với xung quanh như ốc đảo

Ngày 22/8, ông Nguyễn Văn Quế - Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cùng đoàn công tác đã đi thị sát tình hình, thăm hỏi, động viên người dân tại vùng lũ. Ông Quế cho biết: Trên địa bàn huyện, nước lũ dâng cao làm ngập 11 xã, trong đó có 4 xã bị cô lập hoàn toàn, 35 xóm bị ngập và 365 hộ dân phải di dời. Diện tích các loại cây trồng, thủy sản bị ảnh hưởng và hư hỏng hơn 3,6 nghìn ha. Tổng thiệt hại ước tính ban đầu trên 65 tỷ đồng.

Hiện chính quyền địa phương các huyện trên đã cắt cử các lực lượng hỗ trợ người dân di chuyển đồ đạc tài sản, túc trực những điểm giao thông trọng yếu. Lập rào chắn trên đường huyết mạch bị ngập, tuyên truyền cho người dân các biện pháp chống lũ, phòng chống đuối nước... Sẵn sàng các biện pháp vệ sinh, khôi phục sản xuất, phòng chống dịch bệnh sau khi nước rút.

Một khu chợ không họp được do nước ngập
 Một khu chợ không họp được do nước ngập
Nhiều nơi ở huyện Thanh Chương lụt nặng dù trời nắng gay gắt, không mưa
Nhiều nơi ở huyện Thanh Chương lụt nặng dù trời nắng gay gắt, không mưa
Lãnh đạo địa phương đi thị sát tình hình ngập lụt
Lãnh đạo địa phương đi thị sát tình hình ngập lụt
Nhiều nơi ngập sâu phải di chuyển bằng thuyền
Nhiều nơi ngập sâu phải di chuyển bằng thuyền
Nước lũ về kèm theo nhiều củi, rác
Nước lũ về kèm theo nhiều củi, rác
Người dân sinh hoạt khổ sở trong mùa lụt
Người dân sinh hoạt khổ sở trong mùa lụt
Lực lượng thanh niên được huy động khơi thông cống rãnh, thoát nước
Lực lượng thanh niên được huy động khơi thông cống rãnh, thoát nước
Nghệ An xin hỗ trợ 350,74 tỷ khắc phục hậu quả bão lũ

Trước đó, ngày 20/8, UBND tỉnh Nghệ An đã có tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT, các Bộ Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính và các bộ, ngành liên quan hỗ trợ khẩn cấp cho địa phương. Hỗ trợ khẩn cấp kinh phí 350,74 tỷ đồng khắc phục hậu quả do bão số 4 gây ra. Cụ thể: 1,37 tỷ đồng hỗ trợ dân sinh (hỗ trợ nhà dân phải di dời khẩn cấp 43 nhà, bị sập hư hỏng nặng 24 nhà, hỗ trợ 6 gia đình có người tử nạn); 39,37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp như lúa, ngô, rau màu, gia súc, gia cầm, thủy sản; 10 tỷ đồng để xây dựng hệ thống cấp báo động lũ và bản đồ ngập lụt lưu vực sông Hiếu; 300 tỷ đồng để hỗ trợ các huyện miền núi xây dựng khu tái định cư đảm bảo an toàn cho các hộ dân bị sạt lở đất, có nguy cơ cao xảy ra lũ quét; khắc phục, sửa chữa các công trình hạ tầng thiết yếu như trường học, công trình giao thông, thủy lợi và các công trình hạ tầng khác.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ