Lợi ích kép từ phương pháp học qua truyền hình

Lợi ích kép từ phương pháp học qua truyền hình

Theo chị Nguyễn Mai Anh có con đang học lớp 9 tại Hoàng Mai chia sẻ: “Năm nay thời gian nghỉ học dài để phòng chống dịch bệnh khiến nhiều gia đình có con đang học lớp 9 sắp bước vào kỳ thi vào lớp 10 rất lo lắng. Ngay sau khi biết Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức dạy học trên truyền hình, tôi đã nhắc con phải tham gia học đầy đủ. Đến nay là tròn 1 tuần cháu học trên truyền hình, bước đầu tôi thấy cháu phấn khởi, chăm chú theo dõi bài giảng”.

Trong khi đó, Nguyễn Thùy Linh - HS Trường THCS Tân Mai (quận Hoàng Mai) cho biết: Dù không được tương tác trực tiếp với thầy cô nhưng không vì thế mà chúng em giảm hứng thú đối với môn học. Dạy trên truyền hình đều là những thầy cô có kinh nghiệm, giảng bài rất dễ hiểu. Ngay sau đó, chúng em cũng được tải bài tập về nhà để ôn luyện lại kiến thức nên việc học khá hiệu quả.

Cô Nguyễn Thu Hương, GV Trường THCS Kim Giang (quận Thanh Xuân) cho rằng, việc dạy học qua truyền hình là cách làm rất hay và kịp thời, giúp HS vừa củng cố kiến thức cũ, vừa cập nhật kiến thức mới, trong khi vẫn bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch. Đội ngũ GV giảng dạy trên kênh này đều là những người có kinh nghiệm, những bài giảng này cũng là tư liệu quý cho các đồng nghiệp khác học hỏi.

Là ngôi trường đi đầu trong việc tổ chức dạy học trực tuyến, cô Trịnh Hồng Vân - Hiệu trưởng Trường THCS Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân) chia sẻ: Thời gian đầu nghỉ học để phòng dịch, các thầy cô đã tìm tòi sử dụng những ứng dụng dạy học E-Learning mới nhất và hiệu quả nhất hiện nay như Proofhub, Camtasia, Skype, Zoom, Facebook, Zalo... để tổ chức các lớp học online.

Tuy nhiên, việc giao bài tập cho học sinh qua email, Zalo, Facebook để học sinh làm bài và gửi lại cũng là một cách ôn tập nhưng hiệu quả chưa cao. Việc dạy học qua truyền hình giúp HS củng cố kiến thức cũ, cập nhật kiến thức mới với những giáo viên giỏi, nhiều kỹ năng sư phạm, thời gian học linh hoạt khiến học sinh khá hứng thú. Thực hiện chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hà Nội, nhà trường xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ, chỉ đạo để 100% GV bộ môn nghiên cứu sách giáo khoa, cùng theo dõi bài dạy trên Đài PTTH Hà Nội và các địa chỉ truy cập; trao đổi kinh nghiệm trong tổ nhóm chuyên môn, xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp với nội dung bài dạy, gửi bài tập cho học sinh làm và chữa bài cho học sinh.

GV chủ nhiệm, bộ môn đã lên kế hoạch hướng dẫn HS lớp 8, lớp 9 tham dự đầy đủ 100% các buổi dạy học trên truyền hình; yêu cầu các em ghi chép nội dung bài học và hoàn thành, gửi sản phẩm học tập cho GV. Ngoài ra, GV cập nhật việc học tập của HS lớp mình, kịp thời thông báo với nhà trường để khuyến khích, động viên kịp thời những em tích cực, chủ động trong học và làm bài tập, đồng thời thông tin tới phụ huynh về tình hình học và làm bài tập của HS.

Phương pháp học trên truyền hình đã tỏ ra rất hiệu quả, đặc biệt đối với HS các lớp cuối cấp. Đối với các khối lớp còn lại, nhà trường chủ động chỉ đạo GV chủ nhiệm, bộ môn có kế hoạch cụ thể hướng dẫn HS tự học, giao nội dung, bài tập và chữa bài cho học sinh, có biện pháp quản lý, kiểm tra, đánh giá quá trình tự học của các em.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Dù nhận thêm loạt vũ khí mới nhưng Ukraine chưa thể ngăn được đà tiến của quân đội Nga.

Đột phá Semyonovka mang đến cơ hội nào?

GD&TĐ - Bộ Quốc phòng Nga hôm 29/4 thông báo quân đội từ Trung tâm Battlegroup đã hoàn thành việc kiểm soát khu định cư Semyonovka ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk.