Lộ trình di chuyển tàu điện Nhổn - ga Hà Nội về Depot

Đoàn tàu điện đầu tiên của tuyến Nhổn - ga Hà Nội được xếp xong lên xe đầu kéo rơ moóc trong sáng nay (18/10), nhưng chờ đến đêm mới khởi hành.

Gần 8h sáng, việc bốc dỡ đoàn tàu lên cảng được triển khai. Đoàn tàu có 4 toa, được cẩu lên cảng và xếp vào xe đầu kéo rơ moóc, mỗi xe chở 1 toa
Gần 8h sáng, việc bốc dỡ đoàn tàu lên cảng được triển khai. Đoàn tàu có 4 toa, được cẩu lên cảng và xếp vào xe đầu kéo rơ moóc, mỗi xe chở 1 toa
Trong sáng nay, việc cẩu, xếp các toa tàu lên xe đầu kéo rơ moóc đã hoàn thành. Tuy nhiên, do đoàn tàu thuộc loại hàng hóa siêu trường, siêu trọng, chiều cao lớn nên phải xin giấy phép vận chuyển, với hành trình và thời gian cụ thể. MRB cho biết, 10h đêm nay, các đoàn xe bắt đầu khởi hành từ cảng Nam Hải Đình Vũ để về Depot Nhổn.
Trong sáng nay, việc cẩu, xếp các toa tàu lên xe đầu kéo rơ moóc đã hoàn thành. Tuy nhiên, do đoàn tàu thuộc loại hàng hóa siêu trường, siêu trọng, chiều cao lớn nên phải xin giấy phép vận chuyển, với hành trình và thời gian cụ thể. MRB cho biết, 10h đêm nay, các đoàn xe bắt đầu khởi hành từ cảng Nam Hải Đình Vũ để về Depot Nhổn.
Tổng chiều dài quãng đường là 189km. Cung đường vận chuyển là từ cảng Nam Hải Đình Vũ - QL5 kéo dài - QL10, đường nối Thái Bình - Hà Nam, nút giao Liêm Tuyền - QL21 để ra QL1 cũ từ TP. Phủ Lý (Hà Nam). Sau đó đi theo QL1 cũ - đường Giải Phóng (Hà Nội) - đường Vành đai 3 - Lê Đức Thọ (sân vận động Mỹ Đình) - Hồ Tùng Mậu để về Depot.
Tổng chiều dài quãng đường là 189km. Cung đường vận chuyển là từ cảng Nam Hải Đình Vũ - QL5 kéo dài - QL10, đường nối Thái Bình - Hà Nam, nút giao Liêm Tuyền - QL21 để ra QL1 cũ từ TP. Phủ Lý (Hà Nam). Sau đó đi theo QL1 cũ - đường Giải Phóng (Hà Nội) - đường Vành đai 3 - Lê Đức Thọ (sân vận động Mỹ Đình) - Hồ Tùng Mậu để về Depot.
Tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội có chiều dài 12,5km, gồm 8,5 km đi trên cao và 4km đi ngầm. Tổng số có 10 đoàn tàu, do tập đoàn Alstom (Pháp) thiết kế, chế tạo theo tiêu chuẩn châu Âu, với vật liệu thân vỏ là hợp kim nhôm. Sau khi đưa đoàn tàu đầu tiên về Depot, MRB sẽ đưa tàu lên nhà ga trên cao S1 để quản lý, trưng bày cho người dân tham quan vào tháng 11/2020. Dự kiến đoàn tàu thứ 2 sẽ được đưa về dự án vào tháng 1/2021 và đoàn tàu cuối cùng vào tháng 6/2021 - Ảnh MRB.
Tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội có chiều dài 12,5km, gồm 8,5 km đi trên cao và 4km đi ngầm. Tổng số có 10 đoàn tàu, do tập đoàn Alstom (Pháp) thiết kế, chế tạo theo tiêu chuẩn châu Âu, với vật liệu thân vỏ là​ hợp kim nhôm.

Sau khi đưa đoàn tàu đầu tiên về Depot, MRB sẽ đưa tàu lên nhà ga trên cao S1 để quản lý, trưng bày cho người dân tham quan vào tháng 11/2020. Dự kiến đoàn tàu thứ 2 sẽ được đưa về dự án vào tháng 1/2021 và đoàn tàu cuối cùng vào tháng 6/2021 - Ảnh MRB.
Theo baogiaothong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...