Liên Xô phóng thành công vệ tinh Sputnik năm 1957: Cú sốc cho người Mỹ

GD&TĐ - Cách đây đúng 63 năm, chỉ trong vòng 3 tháng, từ tháng 8 – 10/1957, Liên Xô lần lượt phóng thành công tên lửa liên lục địa (ICBM) và đưa lên quỹ đạo vệ tinh đầu tiên của nhân loại - Sputnik.

Sputnik – vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người được Liên Xô phóng lên ngày 4/10/1957.
Sputnik – vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người được Liên Xô phóng lên ngày 4/10/1957.

Những sự kiện đó không chỉ khiến cho thế giới rung chuyển mà ngay cả người Mỹ cũng rơi vào trạng thái “sốc nặng”.

CIA thất bại 

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, mối đe dọa lớn và rõ ràng nhất với Mỹ là Chương trình tên lửa mang vũ khí hạt nhân của Liên Xô, có khả năng vươn tới các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ.

Tuy nhiên, người Mỹ đã thất bại trong việc theo dõi các bước đột phá quan trọng của Liên Xô, đó là vụ thử tên lửa liên lục địa (ICBM) đầu tiên (ngày 21/8/1957) và phóng thành công tàu vệ tinh Sputnik (ngày 4/10/1957) khiến thế giới phải rung chuyển. 

Khi tiếp xúc với các tài liệu mật của CIA và các nguồn khác, James E. David, người phụ trách Chương trình An ninh Vũ trụ quốc gia Hoa Kỳ tại Bảo tàng Hàng không và Vũ trụ quốc gia của Viện Smithsonian đã ghép thêm một nội dung hấp dẫn của câu chuyện về quá trình hoạt động truy vết tên lửa tự hành kéo dài tới tận năm 1957.

Cuốn sách điện tử mới nhất của ông viết cho Kho lưu trữ Hoa Kỳ có mô tả việc Mỹ đã do thám các cuộc duyệt binh của những quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.            

Những tin tức tình báo về hệ thống vũ khí của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh được coi là quan trọng với các nhà hoạch định chính sách quân đội Mỹ, giúp họ hiểu được bản chất và mục tiêu của các mối đe dọa để rồi cho ra được quy mô, thành phần, và các loại vũ khí phù hợp cho lực lượng quân sự Mỹ.

Những loại vũ khí hạt nhân của Liên Xô được Mỹ ưu tiên tìm hiểu hàng đầu vì sức hủy diệt chưa từng có của chúng.

Giống như Hoa Kỳ, ban đầu Liên Xô chỉ có những loại bom mang theo vũ khí nhưng sau đó họ đã phát triển các loại tên lửa mang vũ khí và các mẫu tên lửa với mục đích phòng không.

Có thể nói rằng, tên lửa là mối đe dọa tiềm tàng nhất đối với những hệ thống cung cấp vũ khí hạt nhân bởi vì loại vũ khí này có thể đánh trúng mục tiêu rất nhanh và thực tế chưa có vũ khí nào chống lại được chúng.    

Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã đối mặt với nhiều thách thức trong việc mua lại thông tin liên quan đến chương trình tên lửa của Liên Xô, và theo những đánh giá ban đầu thì kết quả không rõ ràng do việc thiếu dữ liệu kịp thời và chính xác.

Hầu hết, các hồ sơ của chính phủ Mỹ nói về hoạt động ban đầu của CIA để chống lại chương trình tên lửa của Liên Xô cho đến nay vẫn nằm trong bức màn bí mật. 

Nếu truy cập theo thứ tự: Trang web của CIA/Đạo luật Tự do Thông tin/Phòng đọc điện tử chúng ta sẽ tìm thấy nhiều hồ sơ mật tương tự khác hẳn việc vào bất cứ kho lưu trữ dữ liệu nào khác.

Hơn nữa ngoại trừ các bức ảnh do thám do máy bay U-2 chụp được thì có rất ít các nhiệm vụ kỹ thuật tình báo quan trọng khác được tiết lộ (đặc biệt là hệ thống radar và tín hiệu tình báo). Tương tự, hầu như không có sẵn thông tin về việc hợp tác tình báo giữa Hoa Kỳ với Vương quốc Anh. 

Tận dụng thành tựu của người Đức

Trong Thế chiến thứ II, so với các quốc gia khác thì người Đức có chương trình tên lửa tân tiến nhất. Họ đã hoàn thiện được tên lửa hành trình (V-1) và tên lửa đạn đạo (V-2).

Người Đức cũng đã phát triển được các loại tên lửa không đối đất và họ dùng chúng để chống lại đội tàu của Đồng minh tại biển Địa Trung Hải, đồng thời họ đã chế tạo thành công các loại tên lửa đất đối không nhưng chưa được đưa vào sử dụng. 

Giống như những gì Mỹ đã làm sau Thế chiến II, Liên Xô đã khai thác được các chuyên gia kỹ thuật và thiết bị từ chương trình tên lửa của Đức để củng cố chính các hoạt động của mình. Ban đầu người Xô Viết đã tận dụng cơ sở vật chất của Đức và nhân sự của Đông Đức sau đó chuyển các nhà khoa học Liên Xô đến đó để khai thác kiến thức và kinh nghiệm.

Đầu năm 1947 người Xô Viết đã di chuyển toàn bộ tên lửa, phụ tùng, hồ sơ kỹ thuật, sản xuất chế tạo và thiết bị kiểm tra cùng với nhân sự Đức về lãnh thổ Liên Xô. 

Ở cuối thời kỳ Thế chiến thứ II, Anh đã thiết lập Dự án Dragon nhằm dò hỏi các nhà khoa học Đức đến từ các chương trình vũ khí khác nhau. Không ai biết rõ là nỗ lực đó kéo dài trong bao lâu, tuy nhiên chẳng còn nghi ngờ gì nữa, những nhà khoa học này đã chia sẻ tất cả thông tin tình báo với Hoa Kỳ.

Năm 1948, Không lực Hoa Kỳ đã lập ra Dự án WRINGER tại Đức nhằm thu được tất cả các dạng tin tình báo từ những kẻ đào ngũ và người tị nạn.

Ba năm sau đó, nó đã trở thành một phần của các lực lượng liên quân/Trung tâm Tiếp nhận Người đào ngũ của CIA. Những cơ quan này đã tạo ra một tổ chức độc lập, Nhóm Khai thác những người lính phục viên, sau đó vào năm 1951, tại Frankfurt chính xác là họ khai thác nguồn tin từ những nhà khoa học Đức.      

Thông qua các tin quân báo (HUMINT) cho thấy rõ một điều là Liên Xô đã có riêng một chương trình tên lửa mở rộng. Người ta đã xác định được nhiều nhà khoa học Liên Xô đã tham gia vào chương trình, định ra được vị trí, mục đích của một số khu quân sự.

Năm 1947, người Đức đã có mặt ở hàng loạt cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo nguyên mẫu V-2s ban đầu hoặc loại tên lửa được ráp từ các bộ phận tạo nên, nó được diễn ra tại Kapustin Yar, tỉnh Astrakhan, phía Tây Nam thành phố Stalingrad.

Ngay sau năm đó, họ đã tham gia vào quá trình phát triển và nâng cấp tên lửa V-2s (được đặt tên từ R-10 đến R-14) và mẫu V-1 (được đặt tên là R-15).

Một số mẫu tên lửa có tầm đạn bay xa hơn và khoang chứa chất nổ lớn hơn mẫu V-2 đã đi đến giai đoạn thiết kế cuối cùng và được hoàn thành năm 1951, đúng vào thời điểm Đức trực tiếp tham gia vào các dự án này.

Việc phát triển các mẫu tên lửa đất đối không và không đối đất cũng được bắt đầu ngay sau Thế chiến II, nhưng việc tham gia trực tiếp của Đức vào các dự án này cũng đã kết thúc vào những năm 1950. Hơn nữa không một mẫu tên lửa nào mà Đức phát triển được đưa vào hoạt động vì Liên Xô đã phát triển một chương trình tên lửa riêng của họ mà ở đó không có sự tham gia của Đức.   

Khoảng trống của người Mỹ

Tên lửa liên lục địa đầu tiên.
Tên lửa liên lục địa đầu tiên.

Với người Mỹ, các trạm chặn, phá sóng tại Alaska và Nhật Bản đã chặn thành công hầu hết những cuộc liên lạc của Liên Xô tại Viễn Đông. Song song với việc chặn tin ở các khu vực giao tranh thì Cơ quan An ninh quốc gia Hoa Kỳ còn tiến hành phần lớn công việc này trên lãnh thổ của Mỹ.

Việc thu thập thông tin tình báo thông qua chặn tin, chặn liên lạc đã giúp Mỹ có được thông tin về các vụ phóng thử tên lửa tầm ngắn và tầm trung diễn ra tại Kapustin Yar, Liên Xô vào tháng 10/1953.               

Việc chặn tin đã giúp người Mỹ giải mã thành công 70 vụ thử tên lửa thành công, 24 vụ hủy, 1 lần thất bại và 23 lần không rõ kết quả.

Năm 1955, thu thập thông tin tình báo (COMINT) đã tiết lộ việc có khả năng Bộ Quốc phòng Liên Xô sẽ khởi công xây dựng một khu quân sự cho chương trình lắp ráp tên lửa tại một địa điểm ở nước Cộng hòa Kazakhstan, thậm chí họ còn lên kế hoạch lắp ráp tên lửa ngay tại nhà ga Tyuratam, trên tuyến đường sắt chính từ Moscow đến Tashkent, nằm ở nước Cộng hòa Kazakhstan và tại Klyuchi nằm trên Bán đảo Kamchatka.  

Năm 1955, Dịch vụ An ninh Hoa Kỳ đã xây dựng một trạm radar đặc biệt tại Diyarbakir, Thổ Nhĩ Kỳ, với nhiệm vụ thu thập tình báo bằng radar (RADINT) thông tin liên quan đến các loại tên lửa đặt tại Kapustin Yar, Liên Xô.

Trạm này đã phát hiện được tên lửa ngay khi chúng rời bệ phóng và lần theo dấu vết khi chúng bay trên không trung. Hệ thống radar đã phát hiện và theo vết của 500 tên lửa được phóng từ tháng 6/1955 tới tháng 3/1964. Trạm radar thứ 2 được lắp đặt vào năm 1964 đã bắt đầu thu thập tin liên quan đến kích cỡ và hình dáng của các loại tên lửa đẩy tại bãi thử   Kapustin Yar.

Ngày 5/8/1957, Mỹ tiến hành một chuyến bay khác để chụp ảnh Tyuratam, tuy nhiên các nhà lập kế hoạch của họ đã không biết được vị trí chính xác nên máy bay chỉ có được các bức ảnh nghiêng ghi lại một vài chi tiết ở đó.

Cuối tháng 8, họ tiếp tục thực hiện một chuyến bay nữa trên khu vực quân sự này và rất may là họ có được các hình ảnh như mong đợi, đó là những hình ảnh tình báo tuyệt với về Kapustin Yar do máy bay U-2s chụp được vào ngày 10/10 và ảnh về Klyuchi 6 ngày sau đó. 

Theo các nguồn tin tình báo có được thì vào giữa năm 1950 hệ thống tình báo kỹ thuật này đã từng bắt đầu hoạt động, từ đó nó cho ra ngày càng nhiều các dữ liệu quan trọng.

Tuy nhiên thực tế ở thời điểm năm 1957 vẫn tồn tại các khoảng trống lớn, đó chính là nguyên nhân khiến người Mỹ thực sự sốc với những thành tựu của Liên Xô về ICBM và vệ tinh Sputnik.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.