Libya: Cuộc chiến giành quyền kiểm soát dầu sắp thành nội chiến

GD&TĐ - Những ngày qua, các đường ống dẫn dầu lớn nhất nối “Al-Sharara” (“Spark”), ở phía Tây Tripolitania với cảng Zawiya đã bị khóa. “Động mạch chủ” của hệ thống dẫn dầu không hoạt động trong cả tuần, dẫn đến sụt giảm lượng dầu sản xuất trong nước từ 700.000 - 500.000 thùng/ngày. 

Libya: Cuộc chiến giành quyền  kiểm soát dầu sắp thành nội chiến

Đây chỉ là một trong nhiều tập phim về cuộc chiến dầu lửa khốc liệt ở Libya, khiến nội bộ nước này ngày càng chia rẽ. 

“Vàng đen” kích thích lòng tham

Những cuộc chiến nhằm giành quyền kiểm soát tam giác dầu tại Libya đã tiếp tục đào sâu mối bất hoà giữa Cyrenaica và Tripolitania. Lực lượng thứ nhất thuộc thẩm quyền kiểm soát của Hạ viện (Quốc hội) ở Tobruk và chỉ huy Quân đội Quốc gia Libya (LNA) Khalifa Haftar, người nhận được sự ủng hộ của quân đội và hầu hết người dân.

Lực lượng thứ hai được hình thành trên danh nghĩa của Chính phủ hòa hợp dân tộc (PNS) do Faza Saradzha lãnh đạo. Lực lượng này quá yếu đến nỗi phải phụ thuộc hoàn toàn vào một số đơn vị của cảnh sát ủng hộ Hồi giáo địa phương, chủ yếu là từ Misrata. Trong thực tế, Tripolitania được chia thành nhiều vùng và được kiểm soát bởi lực lượng dân quân địa phương.

Ngày 3/3, Lữ đoàn Quốc phòng Benghazi được cho là trung thành với Sadiq al-Garyani, được sự hỗ trợ của máy bay chiến đấu thiện chiến nhất từ “Lữ đoàn Misuratskih” tấn công các đơn vị LNA đang kiểm soát các cơ sở dầu mỏ ở tam giác dầu, nơi chiếm tới 60% lượng vàng đen quá cảnh của Libya. Lợi dụng yếu tố bất ngờ, các tay súng Hồi giáo chiếm đóng các trục giao thông, bến cảng ở Ras Lanufe và Sidre. Tuy nhiên, chỉ 11 ngày sau, quân của Khalifa Haftar với lực lượng tinh nhuệ đã tái chiếm các cơ sở dầu mỏ này.

Vấn đề ở chỗ, theo thỏa thuận Shirat và Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, dầu mỏ của Libya chỉ có thể được bán qua LNC ở Tripoli. Mọi nỗ lực xuất khẩu dầu lửa qua các kênh khác đều phạm luật, chịu sự trừng phạt quốc tế và thậm chí có thể bị cấm xuất khẩu dầu lửa toàn bộ. Với một lệnh cấm như vậy, sản lượng dầu của Libya sẽ sụt giảm nhanh chóng, khiến ngân sách của Libya rất có thể bị sụp đổ.

Nội bộ chia rẽ, đất nước hoang tàn

Từ tháng 9/2016, Khalifa Haftar đã chiếm tam giác dầu và giành quyền điều hành cho LNC ở Tripoli. Động thái này dẫn đến lượng dầu sản xuất tăng gần gấp đôi, đạt 700.000 thùng/ngày. Song song với đó là kim ngạch xuất khẩu dầu lửa của Libya tăng mạnh. Tuy nhiên, PNC, đứng đầu là Sarraj cho rằng những hành động của Haftar thể hiện khát vọng nắm quyền kiểm soát dòng chảy dầu ở Libya của ông ấy.

Một ngày nọ, PNC đã quyết định giành lấy các chức năng cơ bản của LNC, liên quan đến hoạch định chính sách dầu mỏ của nước này, bao gồm cả ký hợp đồng, cấp phép, nhượng bộ, xác lập giá cả, lập ngân sách và các chương trình đầu tư… Quyết định của PNC có nghĩa là kể từ đây, LNC phải thực hiện dưới sự chỉ đạo của họ.

Người đứng đầu LNC Mustafa Sanalla lên tiếng chỉ trích gay gắt quyết định này. Theo ông Mustafa Sanalla, PNC không có quyền can thiệp vào mọi hoạt động của công ty. Trong khi đó, ở Libya đang lan truyền thông tin rằng nước này đã kịp chặn “một nhóm người” lợi dụng tình hình rối ren ở trong nước đã liên hệ với các công ty dầu lửa nước ngoài không rõ tên tuổi để bán dầu với giá rẻ mạt.

Như vậy, cuộc chiến giữa hai trung tâm quyền lực ở Libya ngày càng căng thẳng. Các đường ống dẫn dầu nối từ mở “Wafa” (gần biên giới với Angeria) với trung tâm hóa dầu Mellitus và hai nhà máy điện ở Abu Ruways và Zawiya bị phong tỏa và chưa có dấu hiệu khi nào sẽ khai thông.

Tệ hơn, Thị trưởng thành phố Sabratha Hasan Dauvati phải kêu lên rằng thành phố của ông không thể ngăn chặn được các băng nhóm tội phạm liên quan đến việc buôn lậu các sản phẩm dầu sang các nước láng giềng. Cũng theo lời Hasan Dauvati thì lượng xuất khẩu xăng dầu bất hợp pháp của Libya trong những năm gần đây tăng vọt.

Cơn lốc “Mùa xuân Ả Rập” với sự ủng hộ của Mỹ năm nào đã biến các nước Trung Đông và Bắc Phi, trong đó có Libya thành “hoang tàn đổ nát”, “quân hồi vô phèng”. Libya đang trở thành “thành địa” của IS, thành đất nước của dầu và máu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô và trò Trường Tiểu học Triệu Ái thành kính dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Đ. Đức

Tháng 5 nhớ Bác...

GD&TĐ - Nhiều năm qua, Đền thờ Bác Hồ ở thôn Hà Xá (Quảng Trị) trở thành nơi tham quan, học tập của học sinh nhằm tưởng nhớ Người...
Minh họa/INT

Cảm ơn thầy đã 'thắp lửa'!

GD&TĐ - Lá thư này, em gói ghém tình cảm, kỉ niệm, niềm vui thầy trò trong năm học lớp 12 tuyệt vời, dành tặng thầy.
Ăn uống ngoài vỉa hè rất phổ biến ở Hà Nội. Ảnh: Công Hùng.

Ghi ở vỉa hè Hà Nội

GD&TĐ - Tối nay, tại quán phở yêu thích ở phố Quang Trung, lần đầu tiên tôi được đến gần những thực khách đến mức gần như có thể cảm nhận được hơi thở của họ.
Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Chiếc đèn bàn

GD&TĐ - Lúc này, giấc mộng tan đi, ánh sáng và bóng tối của chiếc đèn bàn hội tụ. Quá khứ qua đi để lại nỗi đau dù là nhỏ nhất trong tâm hồn…