Cũng giống như con người, sự mất mát người thân là một điều gây đau khổ lớn với khỉ đầu chó, đặc biệt là bi kịch con ruột bị khỉ đầu chó đực đầu đàn giết chết khiến nhiều khỉ đầu chó mẹ đau đớn trong thời gian dài.
Trong tự nhiên tàn khốc, khỉ đầu chó đầu đàn thường giết con của những con cái để đảm bảo những con cái chỉ có thể sinh con cho riêng mình nó.
Được đánh giá là là một trong những loài động vật hung dữ nhất, những chiếc răng nanh sắc như dao cạo của khỉ đầu chó có thể xé xác bất kỳ con mồi nào vừa tầm.
Theo giáo sư sinh học Robert Sapolsky, đàn khỉ đầu chó là "ví dụ điển hình cho xã hội có giai cấp, do nam giới thống trị, cực kỳ hung hăng".
Một khi đã định nhắm giết con bạn tình, khỉ đầu chó đực sẽ săn lùng khỉ con cho đến khi đạt được mục tiêu mới thôi.
Để bảo vệ con mình, khỉ đầu chó mẹ buộc phải bế đứa con còn nhỏ xíu di chuyển khắp nơi, vừa di chuyển vừa phải tránh né những đòn tấn công của con đực.
Dưới sự bảo vệ gắt gao của mẹ, khỉ đầu chó con vẫn vô cùng hoảng sợ khi nhìn thấy ánh mắt chết chóc của khỉ đầu chó đực.
Đôi lúc, khỉ đầu chó mẹ cũng chủ động tấn công, cảnh cáo khỉ đầu chó đực.
Tuy nhiên, sự cảnh cáo của khỉ đầu chó mẹ không có tác dụng với khỉ đầu chó đực đầu đàn.
Chính sự một mực bảo vệ con mình của khỉ đầu chó mẹ lại càng khiến khỉ đầu chó đực đầu đàn điên tiết.
Trước những đòn tấn công chớp nhoáng của khỉ đầu chó đực, khỉ đầu chó con sợ hãi đến cứng người, chỉ biết kêu lên ú ớ trong vòng tay mẹ.
Đáng tiếc, khỉ mẹ không thể bên con 24/24, trong một giây sơ suất bỏ con lại đi kiếm ăn, khỉ đầu chó mẹ đã phải hối hận cả đời.
Ngay khi thấy khỉ đầu chó con còn lại một mình, khỉ đầu chó đực liền bắt cóc và giết chết khỉ con.
Từ xa quan sát, khỉ đầu chó mẹ đau khổ quay mặt đi, không dám nhìn cảnh tượng con mình bị giết chết một cách tàn nhẫn.
Sau khi khỉ con ngừng thở, khỉ đầu chó đực đầu đàn mới buông tha và bỏ đi.