Láng giềng Triều Tiên “ngồi trên đống lửa”

GD&TĐ - Khi Triều Tiên công khai tham vọng chế tạo tên lửa lần đầu tiên có thể đe dọa các thành phố Mỹ, các nước láng giềng Triều Tiên đang tranh luận liệu có nên sở hữu vũ khí hạt nhân phòng trường hợp Mỹ do dự bảo vệ đồng minh…

Láng giềng Triều Tiên “ngồi trên đống lửa”

Lựa chọn hạt nhân?

Sự tiến bộ vượt bậc của Triều Tiên về công nghệ tên lửa và hạt nhân đã vượt ra khỏi sự tính toán quân sự trong khu vực và khiến nảy sinh lo ngại rằng Mỹ sẽ không còn kiểm soát được tình hình.

Lần đầu tiên có những tranh luận công khai, thay vì câu chuyện xì xầm nơi góc phố, tại cả Hàn Quốc và Nhật Bản, về lựa chọn hạt nhân – xuất phát từ lo ngại rằng Mỹ có thể do dự trong việc bảo vệ những nước này bởi nếu làm vậy sẽ khiến Triều Tiên bắn tên lửa vào Los Angeles hay Washington.

Tại Hàn Quốc, một cuộc thăm dò cho thấy 60% người được hỏi ủng hộ chế tạo vũ khí hạt nhân. Và gần 70% muốn Mỹ tái triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật, đã được rút đi 1/4 thế kỉ trước.

Có rất ít sự ủng hộ của công chúng cho vũ khí hạt nhân tại Nhật Bản, quốc gia duy nhất từng hứng chịu tấn công hạt nhân. Nhưng nhiều chuyên gia tin rằng điều này có thể đảo ngược nhanh chóng nếu Triều Tiên và Hàn Quốc cùng có vũ khí hạt nhân.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe có quan điểm vận động tăng cường quân sự chống lại mối đe dọa từ Triều Tiên và Nhật Bản sở hữu kho vật liệu hạt nhân có thể chế tạo 6.000 vũ khí hạt nhân.

Những lo lắng của Nhật Bản và Hàn Quốc không phải vô căn cứ. Mỹ mặc dù cam kết sử dụng “ô hạt nhân” bảo vệ đồng minh nhưng chính phủ tại nhiệm cũng bỏ ngỏ khả năng để các đồng minh tự trang bị vũ khí hạt nhân. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống, ông Donal Trump đã công khai bày tỏ quan điểm để Nhật Bản và Hàn Quốc chế tạo vũ khí hạt nhân.

Khả năng trong tầm tay

Từ rất lâu trước khi Triều Tiên thử nghiệm bom hạt nhân tự chế đầu tiên, một số nước láng giềng đã âm thầm nghiên cứu vũ khí hạt nhân.

Nhật Bản đã từng xem xét chế tạo một vũ khí hạt nhân “phòng thủ” vào những năm 1960 bất chấp Hiến pháp hoà bình của nước này. Hàn Quốc đã 2 lần theo đuổi bom hạt nhân vào những năm 1970 và 1980 và 2 lần từ bỏ dưới sức ép của Mỹ.

Hiện tại, không có nghi ngờ gì về việc cả Hàn Quốc và Nhật Bản có nhiên liệu và năng lực chế tạo vũ khí hạt nhân. Điều ngăn cản họ là uy tín chính trị và nguy cơ trừng phạt quốc tế. Cả 2 nước đã kí Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân nhưng không rõ các nước khác sẽ trừng phạt thế nào với 2 trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới khi vi phạm Hiệp ước.

Hàn Quốc có 24 lò phản ứng hạt nhân và kho trữ nhiên liệu đã qua sử dụng khổng lồ có thể chiết xuất plutonium đủ cho chế tạo hơn 4.300 quả bom - theo một báo cáo năm 2015 của Charles D.Ferguson, sau đó là Chủ tịch Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ.

Hàn Quốc sở hữu những tên lửa tiên tiến có khả năng mang đầu đạn thông thường. Năm 2004, chính phủ tiết lộ các nhà khoa học đã tham gia tái chế và làm giàu nhiên liệu hạt nhân mà không thông báo trước cho Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế theo yêu cầu của Hiệp ước. Suh Kune-yull, giảng viên về kĩ thuật hạt nhân tại ĐH Quốc gia Seoul, cho rằng, Hàn Quốc có thể chế tạo vũ khí hạt nhân trong vòng 6 tháng.

Nhật Bản từng cam kết không bao giờ dự trữ lượng nhiên liệu hạt nhân nhiều hơn số có thể đốt cháy. Tuy nhiên nước này hiện có 10 tấn plutonium cất giữ trong nước và 37 tấn khác ở nước ngoài và sẽ mất nhiều năm nếu không muốn nói là vài thập kỉ Nhật mới dùng hết nhiên liệu hạt nhân bởi hầu như tất cả các nhà máy hạt nhân vẫn ngừng hoạt động kể từ sự cố Fukushima 2011.

Các chuyên gia quốc tế đánh giá Nhật Bản có khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân trong 1 hoặc 2 năm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.