"Làng biết ơn" ở nước Anh

GD&TĐ - Thuật ngữ “Làng biết ơn” được nhà văn và nhà báo người Anh, Arthur Mee đặt, vào những năm 1930 trong The King’s England, một cuốn sách chỉ dẫn du khách đến các hạt của nước Anh.

Ngôi làng biết ơn Meldon
Ngôi làng biết ơn Meldon

Trong chiến tranh, sự mất mát về con người là không tránh khỏi. Đến nước Anh, du khách thường nhìn thấy những đài tưởng niệm chiến tranh ở các thành phố và làng mạc nhằm tưởng nhớ, tri ân sự hy sinh của hàng triệu thanh niên trong Thế chiến thứ I. Tuy nhiên, có một số làng cho đến nay vẫn không có đài tưởng niệm nào. Nhưng đừng cho rằng các ngôi làng này đứng ngoài cuộc chiến, thực tế đàn ông ở đây cũng đã chiến đấu vì đất nước, gánh trên vai trách nhiệm cũng như bao người dân yêu nước khác.

Tuy nhiên, bằng những vận may đặc biệt nào đó, không ai ở những ngôi làng này tử trận hay bị thương. Họ trở về nhà với thân hình lành lặn, sống vui vẻ cùng với cha mẹ, vợ con. Theo một con số thống kê, trong số 16 ngàn ngôi làng ở nước Anh, chỉ có 53 làng có vận may như vậy. Người ta gọi những ngôi làng này là “Làng biết ơn” (Thankful Village), hay làng may mắn.

Đầu tiên, Mee xác định có 32 ngôi làng, nhưng nghiên cứu gần đây đã phát hiện có ít nhất 53 làng xã như vậy được phân bố khắp nước Anh và xứ Wales. Điều đáng chú ý là cho đến nay, chưa có “làng biết ơn” nào được tìm thấy ở Scotland hoặc Ireland.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 14 làng trong số này không có người đàn ông nào chết trong Thế chiến thứ 2 và họ gọi đây là những “làng biết ơn gấp đôi”.

Cũng chưa hết lạ: Trong nhiều thập niên, những cộng đồng này không tổ chức những buổi lễ để kỷ niệm vận may của mình. Khi những nỗi đau buồn đang trào dâng trong hàng ngàn cộng đồng khắp đất nước, những người trong “làng biết ơn” chẳng những không biểu lộ sự hân hoan mà còn cảm thấy ngượng ngùng hỗ thẹn vì không phải chịu mất mát đau thương như các nơi khác.

Một vài ngôi làng cũng hướng sự quan tâm của mọi người vào vận may của họ. Ngoài một tấm biển và một đèn lồng được đặt để đánh dấu sự trở về an toàn của tất cả nam giới tham gia chiến tranh, không có gì khác được dựng lên. “Cần một sự yên tĩnh và kiềm chế ở đây… Người ta cảm thấy không ổn khi tán dương chiến thắng”, ông Hampson nói.

Thay vì những tấm bia mộ đau thương, một số ngôi làng biết ơn sẽ dựng “tượng đài tôn vinh”. Nổi tiếng trong việc đưa số đàn ông nhiều nhất (trong những ngôi làng biết ơn) ra mặt trận thuộc về làng Arkholme ở Lancashire. Họ đã gửi 59 đàn ông trong số 320 cư dân đi chiến đấu. Tất cả đều sống sót trở về.

Lối vào ngôi làng “biết ơn gấp đôi” Catwick

Lối vào ngôi làng “biết ơn gấp đôi” Catwick

Còn ngôi làng Catwick, Đông Yorkshire khi đưa 30 người đàn ông ra mặt trận, một thợ rèn tên là John Hugill đã đúc những đồng xu may mắn dành tặng những người lính trước ngày nhập ngũ. Tất cả được gắn cùng với miếng móng ngựa biểu hiện may mắn đặt ở trụ cửa ra vào tại lò rèn của ông. Sau chiến tranh, tất cả đều an toàn trở về, trừ một người bị mất một cánh tay.

Hai thập niên sau đó, khi những người đàn ông ở Catwick lại lên đường chiến đấu - lần nay chống lại Đức quốc xã, John Hugill lại thực hiện việc đúc đồng xu may mắn lần nữa. Và điều gì xảy ra? Tất cả đàn ông đều trở về và làng Catwich được nằm trong số “những ngôi làng biết ơn gấp đôi” hiếm hoi.

Theo Amusingplanet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ