Làm thế nào để khuyến khích con về hoài bão tương lai

GD&TĐ - Các nhà khoa học trị liệu đã chỉ ra rằng “khuyến khích trẻ có định hướng trong tương lai giúp chống lại những chấn thương có thể xảy ra”.

Cha mẹ nên khuyến khích trò chuyện với con cái về tương lai và giúp chúng hình dung ước mơ và hoài bão trong tương lai. Cho dù điều này cũng chỉ có ý nghĩa là thảo luận mang tính mơ hồ nhưng thực chất đã ghim trong tâm thức trẻ về những định hướng nhất định và trí tưởng tượng phong phú của trẻ sẽ từ đó mà có thể rộng mở thêm.

Dưới đây là 5 cách để bắt đầu những cuộc trò chuyện về hoài bão tương lai của con:

Mục tiêu của chính con

Cha mẹ nên giúp con hình dung ước mơ và hoài bão trong tương lai (hình minh họa)
Cha mẹ nên giúp con hình dung ước mơ và hoài bão trong tương lai (hình minh họa)

Trẻ em có nhiều khả năng đạt được mục tiêu hơn khi mục tiêu ấy bắt nguồn từ ước mơ chúng. Là cha mẹ, tất cả chúng ta đều có mong muốn tầm nhìn cho con mình - nhưng hãy nhớ rằng con bạn có nhiều khả năng thành công hơn nếu ước mơ, hoài bão mà chúng theo đuổi là của riêng chúng.

Thay vì tập trung vào một mục tiêu nghề nghiệp cụ thể (Con muốn trở thành gì khi lớn lên?) Hoặc gửi gắm những hy vọng và ước mơ của bạn cho con (mẹ muốn con sẽ là một nhà khoa học vĩ đại!), hãy giúp con bạn xác định những hoài bão bằng cách đặt những câu hỏi như:

Điều con hy vọng đạt được trong tương lai là gì?

Con thực sự giỏi vẽ nhưng làm thế nào con có thể sử dụng kỹ năng đó trong tương lai?

Điều gì sẽ khiến con muốn trở nên tốt hơn?

Sau đó, giúp con lập khung mục tiêu theo cách nhấn mạnh “lý do”. Làm thế nào để đạt được mục tiêu ấy? Con định làm gì để đạt được mục tiêu trong tương lai?

Khởi đầu bằng ước mơ nho nhỏ

Khi con có một hoặc nhiều mục tiêu lớn – thì bạn hãy giúp con, chia chúng thành các mục tiêu nhỏ hơn, có thể hành động được. Đương nhiên khi nghĩ về tương lai dường như là một điều gì đó xa vời, nhưng bằng cách chia nhỏ những mục tiêu lớn thành những phần nhỏ hơn, điều đó giúp trẻ hiểu được những gì chúng có thể làm hôm nay - ngay bây giờ - để giúp thực hiện những ước mơ trong tương lai của chúng.

Hãy nhớ rằng, không phải tất cả các bước đều cần phải gắn trực tiếp với kết quả. Điều quan trọng là tập trung vào quá trình. Một phần của việc đạt được những mục tiêu lớn là tìm thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và tham gia vào các trò chơi sáng tạo, giàu trí tưởng tượng.

Viết mục tiêu ra giấy

Một nghiên cứu năm 2015 của nhà tâm lý học Gail Matthews đã chỉ ra rằng khi viết ra mục tiêu của mình, người ta dường như sẽ đạt được thành công hơn 33% so với những người chỉ hình thành trong đầu. Còn nếu kể cho một người thân - hoặc cha mẹ - về những mục tiêu đó đã làm tăng tỷ lệ thành công lên 72%. Đó là một sự gia tăng lớn chỉ bằng cách đặt bút lên giấy.

Việc vạch ra các mục tiêu (đặc biệt nếu làm điều đó một cách trực quan - biểu đồ hình sẽ rất tuyệt!) Có thể là một hoạt động thú vị cho trẻ để giúp con có động lực hơn. Hãy nhớ nghĩ về những việc nhỏ mà chúng có thể làm bây giờ sẽ giúp con hướng tới những mục tiêu lớn hơn.

Hành động

Hãy nhớ rằng, đặc biệt là với trẻ nhỏ, chúng học hỏi được nhiều hơn từ những gì làm hơn là những gì chỉ nghe nói. Hình thành một tư duy tích cực và hành vi thiết lập mục tiêu là cách tốt nhất mà bạn có thể giúp con mình học cách lập kế hoạch cho tương lai.

Bạn đang tiết kiệm cho một dự án sửa chữa nhà, cần thiết phải xây dựng một quỹ dự phòng, bạn nên nói với con về điều ấy và cho con biết, bạn thực hiện như thế nào để có quỹ dự phòng thực hiện mục tiêu sửa nhà. Cho con tham gia vào việc giúp bạn lập bản đồ và theo dõi tiến trình tiến gần mục tiêu, đồng thời khuyến khích con lập kế hoạch cho riêng chúng.

Không lảng tránh thất bại

Xây dựng kế hoạch tốt cho mục tiêu nhưng đôi khi, chưa chắc đã đạt được. Bạn phải dạy con rằng, cuộc sống đôi khi phải cần linh hoạt và khả năng thích ứng. Đảm bảo rằng khi bạn nói chuyện với con mình về việc theo đuổi mục tiêu, bạn cũng nói về những va chạm trên con đường chắc chắn sẽ xảy ra trên đường đi. Đặt giả sử có thất bại cũng đừng nản lòng mà hãy xem đó như một cơ hội học hỏi và xây dựng khả năng phục hồi, thúc đẩy suy nghĩ tích cực, ngay cả khi trải qua những thời điểm khó khăn.

Theo myalfondgrant

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ