Làm gì để hạn chế vấn nạn "sống thử"?

Làm gì để hạn chế vấn nạn "sống thử"?

(GD&TĐ) - Nhiều học sinh, sinh viên (HSSV), sống xa gia đình còn thiếu quá nhiều kiến thức về lĩnh vực sức khỏe sinh sản. Điều này thể hiện rõ qua các buổi tư vấn mà Hội KHHGĐ Việt Nam phối hợp cùng Hội SVVN, Bộ GD&ĐT thực hiện trong thời gian qua. Nhiều em phải kết hôn sớm, nạo hút thai dẫn đến những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến tương lai và việc học hành của các em.

Thử để tránh...   kết hôn nhầm(?!)

Qua các buổi tư vấn, truyền thông có thể thấy có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau được các em đưa ra. Nhiều em phản đối, cho rằng đó là lối sống buông thả, ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập và dễ đưa đến hậu quả xấu, làm tổn thương nhau khi cả hai tan vỡ, không đi đến hôn nhân. Nhưng cũng có nhiều ý kiến biện luận rằng: Chúng em ở xa, bố mẹ chu cấp tiền ăn học ít, sống chung sẽ tiết kiệm hơn. So với việc phải thuê hai nhà, nấu hai lần thì sống chung quả là “nhất cử lưỡng tiện”. 

Một số bạn nữ bày tỏ quan niệm: Khi yêu chúng em có nhu cầu được ở bên, được sống với người mình yêu. Sống thử cũng là một kinh nghiệm tốt để cuộc sống hôn nhân sau này vững bền hơn (!?). Một số bạn nam thì cho rằng, trong cuộc sống lứa đôi, hòa hợp là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Nếu sống thử thấy tính tình và đời sống tình dục hòa hợp thì "OK", tránh sau này lấy nhau rồi không hợp đưa nhau ra tòa, đau đầu mỏi mệt lắm...

Những câu hỏi đặt ra, những luồng ý kiến trái ngược, thậm chí lưỡng lự... đã phản ánh một thực tế không thể lảng tránh hay bỏ qua: Một bộ phận các bạn trẻ vị thành niên, thanh niên có quan niệm rất khác với lớp người trước trong đó có ông bà, cha mẹ, người thân của họ về hôn nhân.

Sinh hoạt câu lạc bộ giúp giới trẻ hiểu hơn về đời sống xã hội Ảnh: Thái Hòa
Sinh hoạt câu lạc bộ giúp giới trẻ hiểu hơn về đời sống xã hội            Ảnh: Thái Hòa
 

Chịu nhiều áp lực từ bạn trai 

Trong cuộc giao lưu của chương trình tại Trường ĐH Bách khoa, một em gái đã hỏi: “Cháu có người yêu, anh ấy đòi được "quan hệ", cháu không muốn mất cháu và không muốn mất anh ấy. Cháu phải làm thế nào?”. Câu hỏi của em SV này giống nhiều câu hỏi mà đường dây nóng tư vấn qua điện thoại 1080 trả lời. 

Các em cũng quan tâm tới việc làm thế nào để không phải đáp ứng đòi hỏi của người yêu mà vẫn giữ được tình yêu; việc dùng thuốc tránh thai có ảnh hưởng đến việc sinh con không? Dùng bao cao su như thế nào là đúng cách, trước khi quan hệ hay trước khi xuất tinh?... Chị Phương, một tư vấn viên của đường dây nóng cho biết, qua tư vấn, chị thấy các em gái chịu rất nhiều áp lực từ chính bạn trai mình. Nhiều bạn trai cho rằng "không cho nghĩa là không yêu". Về mặt khoa học, các em đến độ tuổi có những xung động về sinh lý, bản thân các em có nhu cầu, lại có tình cảm với người khác giới, việc đòi hỏi thoả mãn nhu cầu là điều tất yếu. Nếu tuân theo đúng nhu cầu sinh học để thoả mãn thì các em sẽ gánh chịu nhiều sức ép của xã hội bởi nước ta còn nhiều quan niệm rất nặng nề về chữ "trinh". Vậy phải trả lời với các em như thế nào để các em biết phải làm gì để không phải gánh chịu hệ lụy cho cuộc sống tương lai? Các chuyên gia về tâm lý khẳng định: Vẫn phải nói đến quyền sinh học, nhu cầu tất yếu của các em để giải thích thì các em mới nghe. 

Chị Phương cũng kể một câu chuyện trong số các ca tư vấn của mình về một người đàn ông 28 tuổi rất đau khổ khi phát hiện thời sinh viên, vợ mình đã  ăn ở với một người khác 2 năm trời như vợ chồng. Mỗi lần gần gũi lại nghĩ đến chuyện vợ mình đã từng với người kia, anh cảm thấy lòng nguội lạnh, mất hết cảm xúc và cuối cùng đành phải chia tay. Qua câu chuyện, chị đưa lời khuyên với SV: “Các bạn sẽ biết được hạnh phúc của mình trong tương lai là gì nếu các bạn trả lời được câu hỏi: Mình sẽ được và mất gì cho chuyện sống thử!”

Hà Minh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.