Lãi suất cho vay phi sản xuất ở mức 22-26%/năm

Lãi suất cho vay phi sản xuất ở mức 22-26%/năm

(GD&TĐ)-Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong tháng 1 vừa qua, lãi suất huy động và cho vay VND không có biến động lớn so với những tháng cuối năm 2011.

Thị trường cho vay không có biến động lớn (ảnh MH)
Thị trường cho vay không có biến động lớn (ảnh MH)

Theo đó, lãi suất qua đêm ở mức 15-15,5%/năm, kỳ hạn 2 tuần khoảng 16,5-17%/năm, 3 tuần khoảng 17-18%/năm, 1 tháng khoảng 18-19%/năm.

Lãi suất huy động VND niêm yết phổ biến ở mức 4-6%/năm đối với không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, 13-14%/năm đối với các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên;

Lãi suất cho vay VND đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu ở mức 14,5-17%/năm, thấp nhất 13,5%/năm; lãi suất cho vay sản xuất - kinh doanh khác khoảng 17-20%/năm, thấp nhất 15%/năm; lãi suất cho vay lĩnh vực phi sản xuất khoảng 22-26%/năm;

Lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng trong tháng 1 tương đối ổn định so với cuối năm 2011, hiện lãi suất qua đêm ở mức 15-15,5%/năm, kỳ hạn 2 tuần khoảng 16,5-17%/năm, 3 tuần khoảng 17-18%/năm, 1 tháng khoảng 18-19%/năm.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong những tuần đầu của tháng 3, một số ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm mức lãi suất huy động xuống thấp hơn trần 14%/năm (phổ biến 13-13,85%/năm đối với kỳ hạn từ 1 tháng đến 12 tháng, 12-13%/năm đối với kỳ hạn trên 12 tháng).

Đối với lãi suất huy động USD phổ biến 2%/năm đối với tiền gửi của dân cư và 0,5%/năm đối với tiền gửi của tổ chức kinh tế.

Lãi suất cho vay VND tiếp tục ổn định, một số ngân hàng thương mại cổ phần như LienvietPost Bank, OceanBank, ABBank điều chỉnh giảm từ 1-1,5%/năm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, sản xuất - kinh doanh xuống mức phổ biến 17%/năm.

Hiện nay, lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu ở mức 14,5% - 16%/năm, thấp nhất 13,5%/năm; cho vay sản xuất - kinh doanh khác 16,5-20%/năm, thấp nhất 15%/năm, cho vay lĩnh vực phi sản xuất 20-25%/năm.

Lãi suất cho vay USD cũng phổ biến ở mức 6-7,5%/năm đối với ngắn hạn; 7,5-9%/năm đối với trung và dài hạn.

Trong khi đó, trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất giao dịch bình quân VND tăng đối với hầu hết các kỳ hạn.

Mức tăng mạnh thể hiện ở các kỳ hạn ngắn như qua đêm (tăng 1,68 điểm %/năm), 2 tuần (tăng 1,32 điểm %/năm), 3 tuần (tăng 1,78 điểm %/năm).

Trong kỳ, chỉ duy nhất lãi suất VND bình quân kỳ hạn 2 tháng giảm 0,52 điểm %/năm. Kỳ hạn 12 tháng và trên 12 tháng, lãi suất bình quân không đổi, vẫn ở mức 13,5%. Các kỳ hạn còn lại tăng nhẹ với mức tăng trong khoảng từ 0,02 điểm % (kỳ hạn 6 tháng) đến 0,95 điểm %/năm (kỳ hạn 3 tháng).

Đối với lãi suất giao dịch bình quân USD kỳ hạn qua đêm, 2 tuần, 3 tuần, 2 tháng và 9 tháng tăng so với kỳ trước với mức tăng tương ứng 0,16 điểm %; 0,11 điểm %; 0,32 điểm %; 0,17 điểm % và 1,7 điểm %/năm.

Các kỳ hạn còn lại lãi suất bình quân có xu hướng giảm với các mức giảm từ 0,12 điểm % (kỳ hạn 1 tuần) đến 0,67 điểm % (kỳ hạn 3 tháng). Riêng lãi suất bình quân kỳ hạn 12 tháng không đổi vẫn ở mức 3,52%/năm

Theo Agribank, kể từ 22.2, tại hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch của NH này ở khắp cả nước, LS cho vay bằng VNĐ được hạ bình quân từ 1-1,5%/năm cho mọi đối tượng khách hàng. Cụ thể, LS cho vay ngắn hạn sản xuất nông - lâm - ngư - diêm nghiệp đối với hộ sản xuất thấp nhất là 15,5%/năm; sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu hàng nông sản, thực phẩm thấp nhất là 14,5%/năm; cho vay các ngành nghề sản xuất khác 17%/năm.

Trước đó, từ 16.2, Vietcombank áp mức LS cho vay tối thiểu chỉ còn 14,5%/năm đối với khách hàng xuất khẩu thanh toán qua Vietcombank. LS cho vay các đối tượng thuộc lĩnh vực công nghiệp phụ trợ; vốn lưu động cho doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa; sản xuất, xuất khẩu; nông nghiệp nông thôn là 15%/năm. Tại BIDV và Vietinbank, LS cũng có mức giảm tương tự, từ 1-2%/năm, dòng vốn được hướng vào lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, DN vừa và nhỏ.

Sự kiện này thực sự có ý nghĩa khi trước đó trong hơn 1 năm, các DN phải hứng chịu rất nhiều khó khăn khi nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, NH Nhà nước thắt lại cung tiền, hạ mức tăng trưởng tín dụng. Chính sách này giúp cho lạm phát kể từ tháng 9.2011 bắt đầu hạ nhiệt, chỉ số CPI từ đó liên tục giảm, chỉ ở mức bình quân 1% cho tới tháng 1.2012. Thế nhưng, hệ lụy là thanh khoản hệ thống NH bắt đầu có dấu hiệu căng thẳng, một số NH khó khăn nguồn vốn đã đẩy cuộc đua LS huy động lên rất cao, dẫn đến LS cho vay tăng lên tới 18-20%/năm, thậm chí 25%/năm. LS cao, DN không tiếp cận được vốn, sản xuất, kinh doanh đình trệ, hàng tồn kho chất đống. Đã có khoảng gần 50.000 DN phải đóng cửa, không ít DN khác thua lỗ.

Ngọc Lan

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ