Kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ đi tìm đường cứu nước: Người đi tìm hồn của đất nước

GD&TĐ - Đúng 110 năm trước, Ngày 5/6/1911, rời Bến Nhà Rồng, người thanh niên 21 tuổi Nguyễn Tất Thành (Văn Ba, sau này là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) mang theo những hoài bão cháy bỏng ra đi tìm đường cứu nước. 

Tàu Amiral Latouche Tréville, con tàu đã đưa người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước từ Cảng Sài Gòn. Ảnh tư liệu
Tàu Amiral Latouche Tréville, con tàu đã đưa người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước từ Cảng Sài Gòn. Ảnh tư liệu

Trên hành trình vượt trùng dương, khởi đầu cho con đường tìm đường cứu nước kéo dài 30 năm đi qua 28 quốc gia, qua 3 đại dương và 4 châu lục. Người đã lựa chọn chủ nghĩa Mác - Lênin, con đường cách mạng vô sản, là cơ sở cho phương thức tổ chức tiến hành cuộc đấu tranh giành tự do, độc lập cho đồng bào mình.

Từ thành phố này người đã ra đi…

"Thành phố Hồ Chí Minh, ngời ngời rực sáng tương lai/Trong mỗi trái tim, trong mỗi ước mơ, trong mỗi cuộc đời ta luôn có Bác" là câu hát in đậm trong trái tim mỗi người dân thành phố mang tên Bác nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Chính tại thành phố Hồ Chí Minh – nơi có bến Nhà Rồng người thanh niên Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước.

Như chúng ta biết, từ cuối thế kỉ 19, thực dân Pháp đã xâm lược Việt Nam gây lên bao nỗi khổ cực cho người dân. Vốn giàu lòng yêu nước và ý chí bất khuất, các bậc sĩ phu yêu nước như Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và nhiều nhà yêu nước khác đã lên lãnh đạo Nhân dân chống thực dân Pháp, nhưng các phong trào đó đều thất bại, do chưa có đường lối đúng đắn. Và Tháng 6 năm 1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi, sang Phương tây tìm con đường cứu nước cứu dân.

Bến Nhà Rồng đầu thế kỷ XX. Ảnh tư liệu
Bến Nhà Rồng đầu thế kỷ XX. Ảnh tư liệu

Rời bến cảng Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đi sang Pháp, vòng quanh Châu Phi, sang đến nước Mỹ, nước Anh, đi đến đâu Nguyễn Tất Thành cũng xót xa trước cảnh người dân đói rét, cực khổ bị hành hạ. Đến đâu anh cũng tìm thấy những người bạn tốt ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thuộc địa. Đó là nhận thức với so với những người yêu nước Việt Nam cùng thời với anh Nguyễn. 

Năm 1914 các nước đế quốc gây ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ I, hàng chục triệu người dân vị ném vào lò lửa cuộc chiến, hơn 10 vạn người Đông dương bị bắt làm bia đỡ đạn.

Để được gần với phong trào yêu nước của những người Việt Nam tại Pháp, cuối năm 1917 anh Nguyễn rời London về Paris với tư cách là người thợ ảnh trên báo. Anh thường xuyên đến nơi có nhiều bà con Việt kiều sinh sống để trao đổi về con đường cứu nước.

Nguyễn Tất Thành thường đến trụ sở công đoàn luyện kim để dự cuộc mít tinh ủng hộ cuộc Cách mạng tháng 10 Nga. Tại Pháp, Nguyễn Tất Thành còn thường xuyên tham gia Câu lạc bộ Fanbourg (Club du Fanbourg) để thảo luận về Khoa học, Chính trị cũng như đến bảo tàng Louvre để chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật, chính nơi đây Nguyễn Tất Thành hiểu thêm về văn hoá của nước sở tại; gặp gỡ với những nhà hoạt động nổi tiếng của Đảng Xã hội Pháp, một tổ chức chính trị duy nhất ở Pháp lúc đó lên tiếng ủng hộ thuộc địa. (Như chúng ta đã biết, sau đó Nguyễn Tất Thành trở thành đảng viên của đảng này.)

Số nhà 9 đường Compoint sau đó đã đi vào kí ức nhiều người, khi giai cấp công nhân Pháp với sự cổ vũ bởi thẳng lợi của cuộc Cách mạng tháng 10 Nga đã tiến hành đấu tranh mạnh mẽ giành quyền sống, quyền dân chủ và ủng hộ cách mạng Nga, tại đây, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã hoà mình vào cuộc đấu tranh đó.

Người Vô sản Việt Nam đầu tiền

Tháng 1 năm 1919, hai tháng sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, lâu đài Vécxây (Versailles) đã được chọn để họp Hội nghị hòa bình.

Tham dự Hội nghị có đại biểu của 27 nước thắng trận, các nước bại trận cũng có các đoàn đại biểu tham dự Hội nghị hòa bình này. Nhiều đoàn đại biểu của các dân tộc bị áp bức cũng tới dự vì nghe trong chương trình của hội nghị có quan tâm tới quyền lợi của các dân tộc bị áp bức.

Tại hội nghị, năm cường quốc nắm quyền điều khiển Hội nghị là Mỹ, Anh, Pháp, Italia và Nhật Bản, nhưng thực sự có quyền quyết định Hội nghị là Tổng thống Mỹ Wilson, Thủ tướng Anh Lloyd George và Thủ tướng Pháp Clemenceau.

Tại Hội nghị này, người thanh niên có tên Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi đến hội nghị bản yêu sách của dân tộc Việt Nam với tên Yêu sách của nhân dân An Nam  đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do dân chủ và quyền bình đẳng dân tộc Việt Nam.

Tại đây, ngày hôm đó đã chứng kiến hành động dũng cảm của một người thanh niên Việt Nam đòi quyền tự do cho dân tộc mình và các dân tộc thuộc địa. Anh gửi Yêu sách tới các đoàn đại biểu các nước đồng minh, gửi Yêu sách tới các nghị viên của Quốc hội Pháp. Anh liên lạc với các đoàn đại biểu của các dân tộc thuộc địa như Triều Tiên, Ấn Độ… Anh viết Thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ dự Hội nghị; gặp các thành viên Đoàn đại biểu Pháp dự Hội nghị và gửi họ bản Yêu sách; gửi bản Yêu sách đi in báo Nhân đạo, cơ quan Trung ương của Đảng Xã hội Pháp…

Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị ở Pari- Pháp. Người nói: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Ảnh tư liệu
Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị ở Pari- Pháp. Người nói: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Ảnh tư liệu

Báo Nhân đạo khi đó đã đăng bản yêu sách với quyền của các dân tộc, nhưng bản yêu sách đó lại không có quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã tìm mọi cách phổ biến rộng rãi bản yêu sách ở Pháp và Việt Nam. Hành động đó của Nguyễn Ái Quốc đã gây chấn động lớn trong dư luận tại Pháp và trở thành “phát pháo hiệu” thôi thúc nhân dân Việt Nam trên con đường đấu tranh của giải phóng dân tộc.

Thời gian đó, Nguyễn Ái Quốc cùng những người đảng viên đảng Xã hội Pháp thường xuyên tranh luận về vấn đề liên quan đến quốc tế 2 và quốc tế 3, đến vấn đề dân tộc, thuộc địa.

Đến năm 1920, khi báo nhân đạo đăng Luận cương của Lê Nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc vui mừng tìm thấy ở luận cương lời giải đáp về vấn đề giải phóng dân tộc.

Tháng 12 năm 1920 Nguyễn Ái Quốc dự đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tous. Đại hội tập trung thảo luận về vấn đề Đảng Xã hội Pháp ra nhập quốc tế 2 hay quốc tế 3. Nguyễn Ái Quốc phát biểu trước Đại hội về vấn đề giải phóng các thuộc địa trong đó có Việt Nam. Anh đã bỏ phiếu ra nhập quốc tế 3. Từ chủ nghĩa yêu nước, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa vô sản và trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên.

Sau 30 năm bôn ba, ngày 28-1-1941, Nguyễn Ái Quốc trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng. Với “ Đường cách mệnh” cho dân tộc ta, Người đã chỉ ra rằng con đường duy nhất phải theo là con đường cách mạng dân tộc dân chủ do Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo đánh đổ đế quốc, thực dân, giành độc lập dân tộc, sau đó tiến lên thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa. 

Dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, lớp lớp thế hệ người Việt Nam đã vững bước trên con đường mà Người đã chọn. Đó là con đường của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, con đường mang tầm nhìn vượt thời gian đưa đất nước và dân tộc ta vượt qua biết bao khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, thực hiện công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thoát khỏi nước kém phát triển, từng bước tiến lên “sánh vai với các cường quốc năm châu”, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.