Kon Tum: Đánh đổi hàng trăm héc ta rừng thông để trồng mắc ca

GD&TĐ - Hàng trăm héc ta rừng thông có độ tuổi khoảng 20 năm tại huyện Kon Plông, Kon Tum – nơi được mệnh danh là Đà Lạt thứ 2 đang bị phá bỏ, lấy đất cho doanh nghiệp trồng cây mắc ca.

Những cây thông đã 20 tuổi bị chặt bỏ nhường đất cho mắc ca
Những cây thông đã 20 tuổi bị chặt bỏ nhường đất cho mắc ca

Rừng thông bị phá nói trên nằm tại khoảnh 8, 9, 12, 13 thuộc tiểu khu 481, xã Đăk Long, huyện Kon Plông.

Theo đó, UBND tỉnh Kon Tum có quyết định thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất) sang đất trồng cây lâu năm để cho Công ty TNHH Đăng Vinh (Tp. Quy Nhơn, Bình Định) thuê đất nhằm triển khai dự án án trồng cây mắc ca với thời hạn là 50 năm.

Tổng diện tích đất rừng là 198 ha, trong đó Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Kon Plông quản lý 187 ha (đất có rừng gỗ trồng là 117 ha, còn lại là không có rừng), UBND xã Đắk Long quản lý 11,16 ha (đất có rừng gỗ trồng là 5,3 ha, còn lại không có rừng).

Chỉ còn sót lại gốc
 Chỉ còn sót lại gốc

Ghi nhận tại các cánh rừng thông nằm 2 bên QL24 cách không xã khu du lịch sinh thái Măng Đen, rừng thông bị phá bỏ, cây cắt sát đất, cành nhánh vứt rải rác. Những vết hằn sâu xuống đất của bánh xe ba càng vào vận chuyển gỗ đi tiêu thụ càng làm khu rừng thêm tan hoang.

Theo ông A Bít- Trưởng thôn Kon Chốt, xã Đắk Long, trước đây khu rừng thông này là đồi trọc, sau đó có chủ trồng rừng thông, người dân cũng tham gia chăm sóc, trông coi. Rừng thông cũng là bóng mát, chắn gió cho thôn Kon Chốt, giờ rừng thông bị phá bỏ trong làng ai cũng tiếc nuối.

Gỗ thông được tập kết tại nhiều điểm khác nhau
 Gỗ thông được tập kết tại nhiều điểm khác nhau

Ông Bùi Thanh Phong- Chánh văn phòng UBND huyện Kon Plông cho biết: Số diện tích rừng chuyển đổi sang trồng mắc ca trên địa bàn là rừng thông trồng. Trong dự án chuyển đổi rừng thông sang trồng mắc ca, huyện chỉ có vai trò giới thiệu đất và địa điểm.

“Chủ trương của tỉnh cũng như huyện để phát triển kinh tế chủ yếu tập trung vào diện tích rừng được phép chuyển đổi, trong đó chủ yếu là rừng thông và một số diện tích đồi trọc”, ông Phong nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vì sao Nga đang chiếm ưu thế ở Ukraine?

Vì sao Nga đang chiếm ưu thế ở Ukraine?

GD&TĐ - Những thành công mà quân đội Nga giành được là nhờ ba yếu tố, xuất phát từ cả những điểm mạnh của Nga và những yếu tố liên quan đến hạn chế của Ukraine.
Minh họa/INT

Nghĩa cử đẹp

GD&TĐ - Từ một nghĩa cử tự phát, đến nay, việc vận chuyển nước sinh hoạt miễn phí cho người dân vùng hạn mặn đã thành phong trào ở các tỉnh phía Nam.