Kinh nghiệm của New Zealand về tiếp cận và giải quyết nhu cầu đào tạo trong bối cảnh CMCN 4.0

GD&TĐ - Chiều 18/9, tại hội nghị ASSA 35 diễn ra ở TP Nha Trang (Khánh Hòa), các diễn giả trong nước và quốc tế tiếp tục trình bày các tham luận về chủ đề tự do dịch chuyển lao động tại các nước ASEAN và các nước phát triển.

Giáo sư Neil Quigley Chủ tịch Ngân hàng dự trữ New Zealand Hiệu trưởng ĐH Waikato trình bày tham luận
Giáo sư Neil Quigley Chủ tịch Ngân hàng dự trữ New Zealand Hiệu trưởng ĐH Waikato trình bày tham luận

Giáo sư Neil Quigley- Chủ tịch Ngân hàng dự trữ New Zealand, Hiệu trưởng ĐH Waikato cho biết, hiện nay trên thế giới đang ở trong một nền giáo dục và công nghệ tiên tiến, thay đổi từng ngày để phù hợp với CMCN 4.0 và trẻ em sẽ trở thành những công dân toàn cầu. Trong tương lai, có khoảng 40% những công việc hiện tại mà con người đang làm sẽ không còn, điều này đòi hỏi hệ thống giáo dục phải thay đổi để phù hợp với xu thế chung toàn cầu.

Tuy nhiên, theo GS.Neil Quigley, hệ thống giáo dục cũng đang có sự thay đổi thấp hơn so với kỳ vọng. Đáng chú ý, bên cạnh lý do từ các chính sách về giáo dục, thì năng lực của giáo viên cũng được coi là rào cản đối với sự đổi mới sáng tạo.

Ở các trường đại học của New Zealand, các giảng viên cũng chậm ghi nhận những thay đổi trong chương trình dạy học- là do kế thừa từ quá khứ, làm giảm sự thay đổi tích cực của các HSSV.

“Thay vì theo những ý tưởng truyền thống, hoặc những môn học ít tạo ra động lực cho các sinh viên, thì nên thay đổi tập trung vào các môn khoa học, ngoại ngữ, đời sống… để tạo nên hứng thú học tập cho sinh viên”- GS.Neil bày tỏ.

Việc thay đổi chương trình đào tạo là nhu cầu cấp thiết để tạo nên sự chuyển kiến thức và tư duy. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, mọi người học tập vẫn còn thụ động, đòi hỏi hệ thống giáo dục phải tương tác. “Chúng ta phải cố gắng thay đổi, đổi mới trong quá trình xây dựng, tiếp cận, giảng dạy chương trình giáo dục”- GS.Neil chia sẻ.

GS.Neil Quigley cũng chia sẻ một ví dụ thú vị liên quan đến sự đổi mới trong giáo dục tại đất nước New Zealand, khi các trường học hoặc hệ thống giáo dục không cần triệu tập tất cả học sinh đến trường để thi vào một thời gian cố định.

Thay vào đó, các trường có quy trình thi cho học sinh THCS thông qua việc xây dựng hệ thống modun, chương trình đào tạo khác nhau. Sinh viên có thể tham gia các kỳ thi, nếu như họ cảm thấy đã sẵn sàng với kiến thức và năng lực; đồng thời sử dụng công nghệ chuẩn cho việc kiểm tra các bài thi. Điều này đem lại sự thoải mái và linh hoạt giữa các kỳ thi trong năm. Đồng thời, giảng viên, cán bộ nhà trường cũng được giảm bớt áp lực.

Kết thúc phần thuyết trình của mình, GS.Neil Quigley nhấn mạnh, việc dịch chuyển xã hội cũng rất quan trọng đối với sự thay đổi giáo dục. Trong thời đại CMCN 4.0, thách thức của giáo dục là đảm bảo không cho phép những người khó khăn bị ngăn cản trong việc tiếp cận các hệ thống giáo dục trong tương lai, họ phải được trang bị kỹ năng, kiến thức để tránh bị gánh nặng trong hệ thống ASXH. Đồng thời, xã hội cần tìm ra cách giúp đỡ tất cả mọi người tiếp cận được con đường học tập một cách thuận lợi nhất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.