King"s Cup ảnh hưởng thế nào đến chiến dịch vòng loại World Cup của tuyển Việt Nam?

Kết quả thi đấu tại King"s Cup có ảnh hưởng quan trọng tới chiến dịch vòng loại World Cup 2022 của đội tuyển Việt Nam.

Đội tuyển Việt Nam phải dốc toàn lực ở King"s Cup dù đây chỉ là giải giao hữu
Đội tuyển Việt Nam phải dốc toàn lực ở King"s Cup dù đây chỉ là giải giao hữu

King"s Cup được tổ chức trùng với lịch thi đấu FIFA Days và các trận đấu của giải này được tính như giao hữu quốc tế chính thức theo lịch FIFA. Do đó, kết quả thi đấu tại King"s Cup 2019 sẽ ảnh hưởng tới điểm số của đội tuyển Việt Nam trên bảng xếp hạng thế giới.

Đây cũng chính là lý do khiến thầy trò HLV Park Hang Seo phải dốc toàn lực để giành được những kết quả tốt khi sang Thái Lan đá giao hữu vào tháng 6 tới. Đội tuyển Việt Nam phải cố gắng không để tụt hạng cho tới khi có kết quả chia bảng vòng loại World Cup 2022. Nhiều khả năng lễ bốc thăm sẽ được LĐBĐ châu Á (AFC) tổ chức vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7, sau King"s Cup.

Vòng loại thứ hai khu vực châu Á của World Cup 2022 sẽ có 40 đội tuyển tham dự, chia thành 8 bảng. Việc phân nhóm hạt giống sẽ được thực hiện dựa trên thứ hạng FIFA của các đội bóng. Hiện tại đội tuyển Việt Nam xếp hạng 98 thế giới và hạng 16 châu Á, tức là vị trí cuối cùng của nhóm hạt giống số 2. 

Nếu tụt hạng, tuyển Việt Nam có thể bị đẩy xuống nhóm hạt giống số 3, khiến nguy cơ chung bảng với các đối thủ mạnh cao hơn. Hiện tại đội tuyển xếp ngay dưới Việt Nam là Palestine chỉ kém 3 điểm. 

Tại King"s Cup 2019, HLV Park Hang Seo và các học trò sẽ thi đấu 2 trận, trong đó trận đầu tiên nhiều khả năng sẽ gặp Curacao. Đội tuyển châu Mỹ hiện đang đứng thứ 82 trên bảng xếp hạng FIFA. Hai đội bóng còn lại của giải đấu là Thái Lan (hạng 114) và Ấn Độ (hạng 101). 

Ở vòng loại World Cup 2018, đội tuyển Việt Nam nằm ở nhóm hạt giống số 2 và rơi vào một bảng đấu có Iraq, Thái Lan, Đài Loan và Indonesia (bị loại sau đó vì án phạt cấm thi đấu của FIFA). Đó là một bảng đấu không quá khó nhưng đội tuyển Việt Nam không đạt được kết quả tốt như kỳ vọng. 

Theo vtc

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường Nguyễn Hoàng xưa, hiện khuôn viên là Trường THPT Thị xã Quảng Trị. Ảnh tư liệu

Ngôi trường của giáo dục hai miền Nam - Bắc

GD&TĐ - Trường THPT Thị xã Quảng Trị, tọa lạc trên mảnh đất Thành Cổ Quảng Trị anh hùng, gần vĩ tuyến 17, đã trải qua hành trình 50 năm xây dựng và phát triển đầy tự hào.

Ông Hoan (phía trước bên trái) và đồng đội sau ngày chiến thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975. Ảnh: NVCC

Ký ức ngày giải phóng

GD&TĐ - Tròn nửa thế kỷ trôi qua, kể từ ngày non sông liền một dải, trong ký ức của cựu binh Bùi Hoan (SN 1942, trú tại phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh), từng giây phút hào hùng của ngày “tiến về Sài Gòn” vẫn vẹn nguyên.

Các toa xe điện với những chủ đề khác nhau đều đưa du khách tới với… Hà Nội xưa.

Hà Nội xưa gói gọn trong những toa xe lửa

GD&TĐ - 'Tuyến tàu điện số 6' ra đời nhằm tạo sự kết nối liền mạch các điểm đến ở phường Trúc Bạch, bắt đầu từ đường Thanh Niên, nối vào khu phố đi bộ.