Kiếm hiệp Kim Dung: Nhân vật khiến Chu Bá Thông chỉ cần nghe thấy tên phải bỏ chạy là ai?

Xuất hiện trong bộ tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu và Thần điêu đại hiệp của nhà văn Kim Dung, Chu Bá Thông được cố nhà văn Kim Dung mô tả là sư đệ của Vương Trùng Dương, sư thúc của Toàn Chân thất tử, dưới tay có cả một đám sư đệ già nua cổ thụ nhưng tâm hồn ông vẫn là tâm hồn của một đứa bé ngây thơ, trong sáng. 

Ngay ngoại hiệu Lão ngoan đồng (ông già mà chơi như con nít) cũng đủ để mô tả đặc điểm tính cách nhân vật Chu Bá Thông. Ông là một con nghiện võ thuật, người sáng chế ra món võ công Không minh quyền, đặc biệt là môn Song thủ hỗ bác, môn võ công kỳ dị chỉ dành cho những người có đầu óc hoàn toàn vô tư, trong sáng.

Suốt đời Chu Bá Thông chuyên làm những việc cổ quái. Ngay đến môn võ công ông tự suy nghĩ ra cũng có cái tên kỳ dị không kém: Song thủ hỗ bác (hai tay vừa giúp nhau vừa đánh nhau).

Đó là kết quả của một cách phân ý thật lý tưởng: tay trái vẽ hình vuông, tay mặt vẽ hình tròn cùng một lúc, sao cho vuông ra vuông, tròn ra tròn. Chỉ có Chu Bá Thông là làm được việc ấy và luyện thành công kỹ thuật Song thủ hỗ bác. 

Võ công ông ta đạt đến trình độ kinh người nhưng chẳng hề giết chóc ai, hãm hại ai. Mỗi khi ông ta xuất hiện là tình huống trở nên vui nhộn.

Chu Bá Thông là một đại cao thủ, suốt đời chẳng biết sợ hãi ai nhưng mỗi khi nghe đến tên Anh Cô (nàng cung phi đã lỡ thất thân với Chu Bá Thông) là ông ta chạy dài.

Anh Cô vốn là quý phi của Đoàn Trí Hưng – hoàng đế nước Đại Lý.
Anh Cô vốn là quý phi của Đoàn Trí Hưng – hoàng đế nước Đại Lý.

Anh Cô tên thật là Lưu Anh vốn là quý phi của Đoàn Trí Hưng – hoàng đế nước Đại Lý. 

Đoàn Trí Hưng do quá mải mê luyện võ nên không có nhiều thời gian cho Anh Cô, khiến bà rất buồn chán. Đúng lúc đó, sau Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, Vương Trùng Dương lo sau khi mình qua đời, không ai đủ sức chế ngự Âu Dương Phong nên cùng Chu Bá Thông tới Đại Lý gặp Đoàn Trí Hưng để bàn bạc. 

Trong thời gian ở Đại Lý, Chu Bá Thông làm quen với Lưu Anh, dạy nàng thuật điểm huyệt. Hai người nảy sinh tình cảm và có quan hệ với nhau, sinh ra một đứa con.

Khi mọi chuyện vỡ lở, Chu Bá Thông đã xin lỗi Đoàn Trí Hưng rồi ra đi, còn Anh Cô nuôi con một mình. Thật không may, đứa bé bị Cừu Thiên Nhận đánh trọng thương và Anh Cô phải đem con tới cầu xin Đoàn Trí Hưng cứu giúp. Tuy nhiên vì ghen tuông, Đoàn Trí Hưng đã không cứu đứa bé. 

Quá tuyệt vọng, Anh Cô đành giết chết đứa nhỏ rồi bỏ đi. Đây là căn nguyên của những oán hận về sau giữa Lưu phi, Chu Bá Thông, Đoàn Trí Hưng và Cừu Thiên Nhận. 

Anh Cô đã bỏ cung ra đi với mối hận thù khôn nguôi. Nung nấu ý định trả thù về sau. Bản thân Đoàn Trí Hưng đã rất hối hận về chuyện này nên quyết định thoái vị đi tu, lấy hiệu là Nhất Đăng.

Chu Bá Thông và Anh Cô.
Chu Bá Thông và Anh Cô.

Sau khi biết Chu Bá Thông bị Hoàng Dược Sư giam cầm trên đảo Đào Hoa, Anh Cô quyết tâm nghiên cứu thuật toán để hy vọng có thể vào được đảo Đào Hoa, vốn bố trí trận pháp ngũ hành. 

Anh Cô rất tự tin về kiến thức toán học của mình, nên tự phụ xưng danh là Thần y toán tử. Nhưng một lần tình cờ gặp Hoàng Dung, Anh Cô biết rằng mình sẽ không bao giờ có thể làm được điều đó. Vì những kiến thức của Hoàng Dung còn hơn bà gấp trăm lần.

Sau một thời gian tu luyện võ công, Anh Cô đã tìm lên núi trả thù Đoàn Hoàng Gia (lúc này đã đi tu và là Trí Nhân hòa thượng). Tuy nhiên, cặp đôi Hoàng Dung - Quách Tĩnh đã ngăn chặn được.

Về tình cảm, Anh Cô vẫn khôn nguôi nhớ về Chu Bá Thông nên vẫn đi tìm. Ở cuối truyện Anh hùng xạ điêu, có mô tả cảnh Anh Cô gặp lại Chu Bá Thông. Nhưng Lão ngoan đồng đã bỏ chạy.

Sang đến truyện Thần điêu đại hiệp cũng vậy, cứ mỗi khi nghe đến tên Anh Cô là Chu Bá Thông sợ hãi và chạy xa. Chỉ đến cuối truyện, mọi thù hận giữa Chu Bá Thông, Anh Cô và Nhất Đăng đại sư mới được hóa giải. Họ cùng tham gia vào cuộc chiến bảo vệ thành Tương Dương. Chu Bá Thông chính là người gợi ý cho Dương Quá giết cao thủ Mông Cổ, Kim Luân Pháp Vương.

Theo danviet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ