Không thức khuya nhưng mắt vẫn thâm quầng, bạn đã mắc 5 căn bệnh sau đây

Đừng chủ quan có một số bệnh lý cũng có thể khiến mắt bị thâm quầng.

1. Bệnh gan

Không thức khuya nhưng mắt vẫn thâm quầng, bạn đã mắc 5 căn bệnh sau đây ảnh 1

Người bệnh gan có thể có quầng thâm dưới mắt. Khi mắc bệnh gan, chức năng gan sẽ suy giảm, không thể đào thải độc tố ra ngoài được khiến mắt bị thâm quầng. Do đó, những người có dấu hiệu này cần nên đi khám và chữa trị kịp thời.

2. Trầm cảm

Không thức khuya nhưng mắt vẫn thâm quầng, bạn đã mắc 5 căn bệnh sau đây ảnh 2

Quầng thâm dưới mắt có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Những cảm xúc tiêu cực, ngủ không ngon chính là nguyên nhân khiến mắt bị thâm quầng. 

Nếu căn bệnh trầm cảm đang ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng giấc ngủ giảm sút và có quầng thâm dưới mắt thì bạn cần thay đổi tâm trạng tích cực hơn và có cuộc sống sinh hoạt lành mạnh hơn để căn bệnh trầm cảm không nặng thêm và thuyên giảm.

3. Bệnh thận

Không thức khuya nhưng mắt vẫn thâm quầng, bạn đã mắc 5 căn bệnh sau đây ảnh 3

Bệnh thận cũng có thể gây quầng thâm dưới mắt. Tình trạng này là do chức năng thận trong cơ thể suy yếu, khiến vùng da quanh mắt dễ bị thâm. Khi thấy có hiện tượng quầng thâm dưới mắt trong suốt thời gian dài, bạn nên chủ động đi khám và tìm ra phương hướng điều trị đúng cách.

4. Viêm mũi

Không thức khuya nhưng mắt vẫn thâm quầng, bạn đã mắc 5 căn bệnh sau đây ảnh 4

Người bị viêm mũi cũng sẽ có quầng thâm mắt rõ rệt. Người bị viêm mũi dễ hắt hơi, sổ mũi, điều này sẽ làm tăng lượng máu đến gần các xoang tĩnh mạch dưới mắt, từ đó làm xuất hiện quầng thâm mắt.

Những người thường xuyên bị viêm mũi cần tránh tiếp xúc với nơi có khói mù mịt, chú ý sức khỏe để không bị nhiễm lạnh sẽ dễ kích thích khí quản gây hắt xì.

5. Viêm da tiếp xúc dị ứng

Không thức khuya nhưng mắt vẫn thâm quầng, bạn đã mắc 5 căn bệnh sau đây ảnh 5

Một khi bị viêm da tiếp xúc dị ứng thì chúng ta phải hết sức để ý. Viêm da tiếp xúc dị ứng khiến hệ tuần hoàn xung quanh mũi và mắt bị sưng phù, làm cho tuần hoàn máu bị ứ đọng, gây tắc nghẽn mạch máu, khiến các mạch máu sậm màu hơn, nổi rõ dưới da, từ đó làm xuất hiện quầng thâm mắt.

Theo emdep.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ