Không quân Trung Quốc trình làng 4 chiếc Chengdu J-20

GD&TĐ - Vào ngày cuối cùng của Triển lãm Hàng không Quốc tế “Airshow China-2018” tại Chu Hải, khách tham quan lần đầu tiên nhìn thấy chuyến bay của 4 chiếc Chengdu J-20 của Trung Quốc bay cùng một lúc.

Không quân Trung Quốc trình làng 4 chiếc Chengdu J-20

4 chiếc “Chengdu J-20” là máy bay tiêm kích tàng hình hai động cơ thế hệ thứ 5 do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô sản xuất nhằm phục vụ cho Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đã bay qua khu vực chính của Diễn đàn Hàng không Chu Hải ở độ cao khoảng 50 mét.

Bốn máy bay được chia thành hai cặp bay cách nhau khoảng 10-20 m. Khi màn trình diễn được bắt đầu, những chiếc máy bay này biểu diễn rất đẹp mắt qua các màn lượng vòng thể hiện được các tính năng chiến đấu trên không có tính cơ động cao.

Tại lần biểu diễn này, J-20 tự tin khoe hình ảnh 4 tên lửa không đối không thuộc nhiều loại khác nhau ở bên trong các khoang của máy bay. Bên cạnh đó mỗi máy bay được trang bị thêm hai tên lửa được bố trí bên hông.

Tại buổi biểu diễn này, J-20 tự tin khoe hình ảnh 4 tên lửa không đối không thuộc nhiều loại khác nhau ở bên trong các khoang của máy bay.
Tại buổi biểu diễn này, J-20 tự tin khoe hình ảnh 4 tên lửa không đối không thuộc nhiều loại khác nhau ở bên trong các khoang của máy bay.  

Đây là điểm khác biệt với các dòng tiêm kích tàng hình Mỹ, giấu phần lớn vũ khí bên trong thân máy bay.

Chengdu J-20 là máy bay chiến đấu đa năng của Trung Quốc sở hữu công nghệ tàng hình, đạt độ cao là 20 km, phạm vi hoạt động là 2 nghìn km. Trọng lượng cất cánh tối đa 36 tấn. Lực đẩy tối đa của động cơ đốt ở sau là khoảng 14,2 tấn.

Theo thông tin mới nhất, hiện tại trong Không quân Trung Quốc có 6 phương tiện chiến đấu như vậy.

Theo Topwar.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chung cư Độc Lập ám khói đen sau đám cháy. (Ảnh: Phúc Uyên)

Cháy chung cư ở TPHCM, 8 người chết

GD&TĐ - Lửa bùng lên ở chung cư Độc Lập, (đường Đô Đốc Long, phường Phú Thọ Hòa, TPHCM) khiến 8 người tử vong, trong đó có 2 trẻ em.

TS Đỗ Hữu Quyết bên hệ thống lọc nước do mình chế tạo. Ảnh: Hà An

Tiến sĩ khởi nghiệp với công nghệ lọc nước

GD&TĐ - Từng làm chuyên gia tại Khu Công nghệ cao TPHCM với thu nhập ổn định, TS Đỗ Hữu Quyết quyết định rời khối Nhà nước khởi nghiệp với công nghệ lọc nước để “trả nợ” nông dân miền Tây.