Sàn, bàn hay ghế đá: Axit trong giấm có thể ăn mòn đá tự nhiên. Thay vì tẩy vết bẩn bằng giấm trên bề mặt đá, hãy pha nước rửa bát với ít nước ấm để giúp mặt đá luôn sáng bóng và sạch sẽ.
Cũng nên tránh sử dụng các chất chứa amoniac và giữ thói quen làm sạch vật dụng làm từ đá bằng nước và dung dịch tẩy rửa chuyên biệt.
Vết bẩn do trứng: Dù có bị trứng (gà, vịt) dính vào vật dụng gì thì cũng không nên dùng giấm để làm sạch. Tính axit của giấm có thể khiến vết bẩn đông cứng lại khiến mọi việc trở nên khó khăn hơn.
Mặt bàn là: Cũng không phải là thứ có thể dùng giấm để làm sạch. Axit không chỉ khiến kim loại bị ăn mòn, làm mặt bàn là nhanh rỉ mà còn có thể thẩm thấu làm hư hỏng các bộ phận khác bên trong.
Sàn và bề mặt gỗ: Có những dung dịch dành riêng để làm sạch các vật dụng này, nhưng không bao giờ có giấm trong danh sách, nhất là với gỗ công nghiệp, lẽ đơn giản, giấm sẽ phá hỏng bề mặt gỗ rất nhanh. Riêng về việc làm sạch đồ gỗ bằng giấm vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng chủ yếu chỉ là liên quan đến gỗ tự nhiên mà thôi.
Các vết bẩn có màu: Đó là các vết bẩn dễ gặp như rượu, mực, kem hay máu… Đây đều là những chất không phản ứng với axit, càng lau càng làm chúng bám thêm vào vật dụng. Tốt hơn hết hãy sử dụng các chất tẩy rửa thông dụng khác có bán trên thị trường, kẻo lợi bất cập hại.