Khởi động dự án Nâng cao chất lượng giáo dục ĐH

Thứ trưởng Bộ GDĐT Lê Hải An phát biểu tại buổi lễ.
Thứ trưởng Bộ GDĐT Lê Hải An phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Lê Hải An nhấn mạnh: Giáo dục đại học có vai trò chủ yếu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển năng lực đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển đất nước và đóng góp vào tri thức nhân loại.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay đòi hỏi giáo dục đại học Việt Nam phải có sự chuyển biến mạnh mẽ; chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của hệ thống giáo dục đại học đáp ứng được nhu cầu nhân lực trình độ cao, góp phần nâng cao chất lượng và năng suất lao động, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, tăng cường năng lực cạnh tranh của quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Nhận thức được vai trò quan trọng của giáo dục đại học đối với sự phát triển nguồn nhân lực của quốc gia, Đảng và Nhà nước đã sớm có những chủ trương và chính sách về nâng cao chất lượng giáo dục đại học.

Luật Giáo dục đại học sửa đổi đã được Quốc hội thông qua ngày 19/11/2018 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019. Điểm nổi bật của Luật chính là mở rộng quyền tự chủ cho các trường đại học; trong đó có những quy định cụ thể về việc giao quyền tự chủ cho các trường trong học thuật và hoạt động chuyên môn.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Quyết định số 69/QĐ-TTg ngày 15/1/2019 phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019-2025, trong đó đã nêu cụ thể mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp và trách nhiệm của các Bộ, Ngành trong việc đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học.

Dự án “Nâng cao chất lượng giáo dục đại học” được xây dựng nhằm hỗ trợ việc thực hiện Đề án của Chính phủ. Mục tiêu của Dự án là nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, nghiên cứu, quản trị đại học và quản lý dự án của các trường đại học tham gia Dự án, đồng thời tăng cường hệ thống quản trị giáo dục đại học của Việt Nam.

Để thực hiện mục tiêu trên, Dự án sẽ triển khai một số hoạt động trọng tâm về tự chủ đại học và tăng cường quản lý hệ thống giáo dục đại học với các dự án thành phần thực hiện tại Bộ GD&ĐT và 4 trường đại học của Việt Nam.

Lễ khởi động dự án có dự tham dự của Thứ trưởng Bộ GDĐT Lê Hải An, đại diện lãnh đạo một số cục vụ của Bộ GDĐT, đại diện Ngân hàng Thế giới và các trường ĐH tham gia dự án.
Lễ khởi động dự án có dự tham dự của Thứ trưởng Bộ GDĐT Lê Hải An, đại diện lãnh đạo một số cục vụ của Bộ GDĐT, đại diện Ngân hàng Thế giới và các trường ĐH tham gia dự án. 

Chia sẻ về dự án SAHEP, PGS.TS Lê Trọng Hùng – Giám đốc Dự án – cho biết: 4 trường đại học của Việt Nam được thụ hưởng dự án là Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM và Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Với nội dung cải thiện hoạt động đào tạo, nghiên cứu, quản trị đại học và quản lý dự án của các trường đại học thụ hưởng đồng thời tăng cường hệ thống quản lý giáo dục đại học của Việt Nam, SAHEP có 2 hợp phần chính.

Hợp phần 1 là phát triển đào tạo, nghiên cứu, quản trị đại học và quản lý dự án của 3 trường đại học thụ hưởng (bao gồm: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM và Học viện Nông nghiệp Việt Nam)

Hợp phần 2 là tăng cường quản lý hệ thống giáo dục đại học và thư viện điện tử dùng chung (bao gồm: Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Cục Công nghệ thông tin và 4 Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục)

Phát biểu tại lễ khởi động, theo đại diện Ngân hàng Thế giới, dự án SAHEP là một ví dụ tiêu biểu cho quan hệ đối tác của Ngân hàng Thế giới với Chính phủ Việt Nam. Dù chỉ hỗ trợ 4 trường ĐH, nhưng hy vọng từ đó có thể góp phần tạo điều kiện để giáo dục ĐH Việt Nam chuyển sang tự chủ cao hơn; từ đó đổi mới một cách căn bản, có hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều bạn trẻ hiện nay được bố mẹ ủng hộ theo đuổi niềm đam mê nghệ thuật. Ảnh: NVCC

Để trẻ 'tỏa sáng' theo cách riêng

GD&TĐ - Chọn nghề chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, đặc biệt khi giữa cha mẹ và con cái tồn tại những khoảng cách trong tư duy và kỳ vọng.

Các nhà khoa học trong đợt thu mẫu thực địa.

Giải mã nguy cơ kháng kháng sinh

GD&TĐ - Các nhà khoa học đã xác định khả năng kháng thuốc của nhiều loài vi khuẩn phổ biến như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Aromonas spp. và Vibrio spp… ở vùng biển Nha Trang.

Thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Ảnh: Gia Hưng

Học sai ngành, đừng sợ!

GD&TĐ - Niềm vui trúng tuyển đại học thường đi kèm với nỗi lo: Liệu con có chọn đúng ngành, đúng nghề?

Nghi lễ công bố đặt tên đường Đỗ Mười ở TPHCM thực hiện hồi tháng 1/2025. Ảnh: HCMCPV

TPHCM: Giải 'bài toán' trùng tên đường

GD&TĐ - Nhiều tuyến đường trùng tên sau khi sáp nhập TPHCM gây khó khăn cho người dân, trong khi các chuyên gia đề xuất số hóa để giải quyết vấn đề.