Khoảng 7 phòng thi tốt nghiệp THPT bố trí 1 cán bộ thanh tra

GD&TĐ - Đó là một nội dung tại hướng dẫn thanh tra thi tốt nghiệp THPT năm 2014 Bộ GD&ĐT vừa ban hành.

Khoảng 7 phòng thi tốt nghiệp THPT bố trí 1 cán bộ thanh tra

Theo hướng dẫn này, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị thi; công tác chấm thi; đặc biệt, tổ chức các đoàn thanh tra lưu động không báo trước và thanh tra coi thi cắm chốt tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Nhà trường.

Các Sở GD&ĐT thanh tra công tác chuẩn bị thi của tất cả các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên, các hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi; thành lập các đoàn thanh tra coi thi lưu động, tiến hành thanh tra không báo trước đối với các hội đồng coi thi.

Các Sở GD&ĐT cũng sẽ thành lập đoàn thanh tra coi thi, cử thành viên cắm chốt tại tất cả các hội đồng coi thi. Tùy theo tình hình thực tế của mỗi hội đồng coi thi để bố trí số lượng phù hợp, khoảng 7 phòng thi bố trí 1 cán bộ thanh tra.

Cùng với đó, thành lập đoàn thanh tra chấm thi gồm, thanh tra phúc khảo. Khi cần thiết, Giám đốc sở GD&ĐT đề nghị Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nhà trường đề nghị Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam huy động cán bộ, giảng viên các trường ĐH, CĐ, TCCN thuộc phạm vi quản lý tham gia thanh tra thi.

Sau mỗi buổi thi cán bộ thanh tra cắm chốt báo cáo nhanh bằng điện thoại khái quát tình hình thực hiện quy chế thi của HĐCT với Thanh tra Sở.

Thanh tra Sở báo cáo nhanh về Thanh tra Bộ những trường hợp vi phạm quy chế thi sau mỗi buổi thi bằng các phương tiện điện thoại, Email hoặc Fax. Kết thúc buổi thi thứ 5, báo cáo bằng Email hoặc Fax về Thanh tra Bộ trước 15 giờ ngày 4/6/2014.

Trong tình huống đặc biệt, Thanh tra Sở kịp thời báo cáo bằng phương tiện thông tin nhanh nhất, nội dung ngắn gọn, chính xác, bảo mật về Thanh tra Bộ.

Trong trường hợp xảy ra tình huống ngoài dự kiến (giao nhầm đề thi, phát hiện nội dung đề thi có sai sót, có dấu hiệu lộ đề thi, khu vực thi bị mất trật tự nghiêm trọng và những sự cố khác), đoàn thanh tra phải báo cáo về Thanh tra Bộ để chỉ đạo xử lý kịp thời, hạn chế hậu quả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.