Khoán xe công đại trà, các Thứ trưởng sẽ không còn xe riêng

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, nếu tiến hành khoán xe công đại trà, các cấp từ Thứ trưởng trở xuống sẽ không còn chế độ xe riêng.

Khoán xe công đại trà, các Thứ trưởng sẽ không còn xe riêng
Khoan xe cong dai tra, cac Thu truong se khong con xe rieng - Anh 1

Bộ trưởng Bộ tài chính Điên Tiến Dũng cho biết, các Thứ trưởng của Bộ này cảm thấy thoải mái hơn khi khoán xe công.

Vừa qua, Bộ Tài chính đã triển khai thí điểm thực hiện chính sách khoán kinh phí sử dụng xe công cho các Thứ trưởng và các Tổng cục trưởng. Bên hành lang Quốc hội sáng 21/10, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã dành thời gian trao đổi với báo giới về vấn đề này. Bộ trưởng Dũng cho biết:

Bước đầu chúng tôi thực hiện khoán như vậy. Nhưng chúng tôi không dừng lại ở việc khoán xe như vừa rồi. Bước thứ hai là tới đây chúng tôi kiến nghị sửa Quyết định số 32 của Chính phủ về sử dụng, quản lý xe công theo hướng tiền tệ hóa.

Hiện nay, tiêu chuẩn của các Thứ trưởng, Tổng cục trưởng là có ô tô riêng thì tới đây không có ô tô nữa mà tiền tệ hóa theo khung từ 5-10 triệu đồng. Từng cơ quan sẽ xác định và quyết định cụ thể việc này, lúc đó không mua xe nữa thì sẽ bớt được đầu xe đi thôi. Đó là hướng thứ nhất.

Hướng thứ hai có thể gom các văn phòng, UBND tỉnh, HĐND tỉnh, và kể cả văn phòng đoàn ĐBQH thành một đầu mối xe chung. Như hiện nay là rất bất cập. Ví dụ như HĐND mà định mức cũng 2 xe, ai đi? Trong khi văn phòng UBND cũng 2 xe thì có 3-4 phó chủ tịch đi lại hàng ngày, như thế thì lại thiếu. Vì thế phải gom lại, lúc đó còn 1 văn phòng nhưng 7-8 xe, không còn xe riêng cho từng cá nhân nữa thì đầu xe sẽ giảm.

Theo hướng thứ ba, cũng còn phụ thuộc địa phương, địa hình nơi đó để bố trí xe. Ví dụ, cũng là một xe thôi nhưng quy định 600 hay 700 triệu/xe, ở miền xuôi thì được nhưng mà ở miền núi lại không phù hợp.

Theo ông, sau khi khoán xe thì dịch vụ xe để người được khoán thuê xe đi phải thay đổi thế nào để đáp ứng nhu cầu đi lại của người được khoán xe?

Cái đó để xã hội sẽ điều chỉnh, xã hội hóa thôi. Như các Thứ trưởng Bộ Tài chính vẫn đi taxi được. Khi đã khoán rồi thì người được khoán sẽ tự dùng.

Vừa qua Bộ tài chính là đơn vị đầu tiên tiến hành thí điểm khoán xe cho các Thứ trưởng. Sau một thời gian thực hiện, Bộ trưởng thấy việc này thế nào?

Anh em thực hiện rất nghiêm túc và còn nói là thấy thoải mái hơn trước. Về mặt tâm lý, họ cũng không muốn xã hội nhìn vào.

Hiện có một số vấn đề phát sinh mà Bộ Tài chính phải giải quyết như phát sinh số lái xe dôi dư, số xe dôi dư do không còn chế độ phục vụ riêng. Mức dôi dư này có thể tăng lên nhiều và thành vấn đề lớn khi áp dụng chế độ khoán xe công đại trà, thưa Bộ trưởng ?

Hiện nay lái xe cho các Bộ thì vẫn theo chế độ hợp đồng thôi nên mình cũng phải sắp xếp. Có quy định cả rồi. Nhưng dù sao cũng phải có lộ trình nhất định vì liên quan đến vấn đề việc làm, con người.

Ở nhiều nước, việc lãnh đạo cơ quan nhà nước của họ rất ít dùng xe công, thậm chí lãnh đạo cao cấp Chính phủ như ở Đức, Singapore còn tự đi xe riêng đi làm. Việc sử dụng xe ở Việt Nam có thể hướng tới như vậy không?

Có lẽ ở ta cũng phải thực hiện từng bước. Trước mắt chúng tôi kiến nghị sửa Quyết định 32 (Quyết định 32 của Thủ tướng Chính phủ về mua sắm, sử dụng xe công ban hành năm 2015- PV), theo hướng các chức danh hệ số lương 1,3 trở xuống thì khoán xe. Trước mỗi người một xe, nay khoán đi sẽ giảm được nhiều chứ. Nhưng quan trọng nhất hiện nay là khi mình thực hiện sửa chính sách thì khi thực hiện, có sự giám sát của người dân, của dư luận xã hội. Cái đó rất quan trọng. Nó tạo sức ép ngược lại.

Cố gắng sửa quyết định này trong khoảng 1 năm, sau đó triển khai, thực hiện. Tôi nghĩ việc này cũng không phải khó. Vấn đề là thay đổi tư duy, định hướng chính sách để từng bước giảm bớt đầu xe. Tôi nghĩ tiền tệ hóa việc này là đúng hướng vì ngay cả chính sách về nhà ở mình cũng đã tiền tệ hóa được rồi.

Theo Giao Thông

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.