Giải mã mới về bí ẩn “tam giác quỷ”

GD&TĐ - Nhà khoa học Shane Satterley (ĐH Griffith, Australia) khẳng định, ông biết câu trả lời cho các trường hợp mất tích bí ẩn trong khu vực “Tam giác quỷ” Bermuda.

Nguyên nhân của thảm họa ở Bermuda là lỗi của con người.
Nguyên nhân của thảm họa ở Bermuda là lỗi của con người.

Tại khu vực “Tam giác quỷ” Bermuda thậm chí đã có 1.000 người mất tích; còn các chuyên gia vẫn không thể tìm ra nguyên nhân của những sự kiện này. Từ lâu, khu vực đại dương với diện tích 500.000 km2 nằm giữa Florida, Puerto Rico và Bermuda được cho là nơi một số thiết bị bay và tàu thuyền biến mất trong hoàn cảnh bí ẩn. 

Sự kiện mất tích bí ẩn nhất xảy ra vào năm 1945, khi 5 máy bay ném bom Navy Avenger của Mỹ theo lịch trình bay từ Fort Lauderdale thuộc Florida đến đảo Bimini đã không đến đích. 14 người trên máy bay mất tích hoàn toàn. Ba máy bay cứu hộ sau đó cũng biến mất một cách khó hiểu.

Trung úy Charles Taylor, chỉ huy trưởng chuyến bay khi đó, nói qua bộ đàm: “Chúng tôi đang bay vào vùng nước trắng. Không ổn một chút nào. Chúng tôi không biết mình đang ở đâu. À, nước màu xanh chứ không phải màu trắng”.

Hải quan Mỹ xác nhận nguyên nhân vụ mất tích đó là “không xác định”. Điều này lại càng làm tăng số lượng các thuyết âm mưu. Theo Tiến sĩ Shane Satterley ở ĐH Griffith (Australia), các nghiên cứu kỹ lưỡng hơn đối với những dữ liệu liên quan đến sự kiện mất tích này có thể giúp tìm ra nguyên nhân.

“Chúng ta hãy phân tích sự kiện Trung úy Charles Taylor cùng các đồng đội trên 5 máy bay bị mất tích. Nghiên cứu của Hải quân Mỹ cho thấy, khi đó bên ngoài trời tối và thời tiết thay đổi.

Taylor đã chỉ huy đội bay bay không đúng hướng và họ đã bị lạc đường. Hải quân Mỹ biết về việc đó, nhưng không muốn buộc tội Taylor vì gây ra thảm họa. Do vậy, họ xác định nguyên nhân mất tích máy bay là không rõ ràng” - Tiến sĩ Shane Satterley nói. Như vậy, điều đó có nghĩa là nguyên nhân của thảm họa không phải là yếu tố siêu nhiên mà là lỗi của con người.

“Phần lớn các phi công tham gia vào sự kiện mất tích bí ẩn năm 1945 là lính mới. Tức là hầu như họ chưa biết cách sử dụng tất cả các thiết bị trong những điều kiện khác thường, chẳng hạn như trong đêm tối hay trong lúc thời tiết xấu. Hơn nữa, các máy bay của họ bị chìm sau khi tiếp xúc mặt nước biển khoảng 45 giây”, ông Satterley nói thêm.

Khi máy bay bị rơi trên biển, rất hiếm khi người ta tìm thấy các mảnh vỡ và thi thể nạn nhân.

Nếu các kết luận của Tiến sĩ Shane Satterley là đúng, thì có nghĩa là khu vực Tam giác Bermuda hoàn toàn không phải là nơi “bị ma ám”, mà chẳng qua là ở đây tình cờ xảy ra một số sự kiện bi thảm. Các nhà khoa học cho biết số lượng tàu thủy và máy bay mất tích ở Tam giác Bermuda chỉ nhiều hơn một chút so với các khu vực khác trên đại dương.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Cách cảm thụ một câu thơ hay

GD&TĐ - Nhà thơ sáng tạo nên câu thơ hay bằng cách nào? Người đọc cảm thụ câu thơ hay cần chú ý những phương diện sáng tạo nghệ thuật nào của nhà thơ?
Nhiều nhà tuyển dụng e ngại làm việc với “gen Z” vì sự khác biệt thế hệ.

'Gen Z' và 'mác' lười biếng

GD&TĐ - Trên một số diễn đàn, hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm làm việc, nhiều nhà tuyển dụng, quản lý cho biết cảm thấy khá e ngại khi làm việc với thế hệ trẻ...