Cuộc sống muôn màu

GD&TĐ - Các nhà khoa học ở Viện Công nghệ Massachusetts MIT (Mỹ) vừa tiết lộ về thành công mới mang tính đột phá. 

Cuộc sống muôn màu

Hệ thống dự đoán sự cố về điện

Giải pháp theo dõi trực tiếp tình trạng các thiết bị điện và phát hiện sự cố trước khi nó kịp xảy ra. Cụ thể, các nhà khoa học ở MIT đã thiết kế hệ thống theo dõi thiết bị điện có tên là NILM, có khả năng theo dõi tình trạng thiết bị trong các nhà máy, các tòa nhà cao tầng hay thậm chí trên tàu thủy và dự đoán sự cố về điện trước khi nó kịp xảy ra.

Thành phần cơ bản của hệ thống này là cảm biến gắn bên ngoài dây dẫn. Cảm biến sẽ theo dõi dòng điện chạy qua dây và qua thiết bị điện. Việc ghi nhận các dao động đặc trưng trong mạch điện có thể cho biết thiết bị hoạt động có bình thường hay không.

Tạo ra thằn lằn… màu hồng

Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học ở ĐH Georgia (Mỹ) đã tạo ra được 4 con thằn lằn biến đổi gen… màu hồng, bằng cách sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa gen CRISPP-Cas9.

“Kiến thức về tái sinh sinh học và phát triển phôi các loài bò sát vẫn còn rất ít. Giáo sư Douglas Menke, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: Hiện tại chúng tôi vẫn chưa biết nhiều về các kỹ thuật điều khiển phôi bò sát. Theo chúng tôi biết thì chưa có phòng thí nghiệm nào trên thế giới tạo ra được bò sát biến đổi gen”.

Tàu vũ trụ của Israel gửi ảnh vùng tối Mặt trăng

Tàu thăm dò vũ trụ Beresheet của Israel vừa gửi về Trái đất một số bức ảnh chụp vùng tối của Mặt trăng. Trên một trong những bức ảnh đó còn thấy cả hình ảnh Trái đất.

Tàu vũ trụ Beresheet do Công ty SpaceIL chế tạo và được đưa vào vũ trụ ngày 21/2/2019. Nó quay xung quanh Trái đất trong khoảng 6 tuần lễ, theo những quỹ đạo e líp ngày càng dẹt.

Vừa qua, con tàu đã bay vào vùng trọng trường Mặt trăng và chuẩn bị cho cuộc đổ bộ xuống khu vực Mare Serenitatis trên thiên cầu này. Các chuyên gia cho biết, con tàu sẽ hoạt động trên Mặt trăng từ 2 - 3 ngày.

Theo Geekweek, Interia

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ