Bí ẩn bên trong cuộn giấy cổ bị núi lửa đốt thành than cách đây 2000 năm

Các cuộn giấy cổ từng bị thiêu đốt thành than nay vẫn có hi vọng trong việc phục hồi được phần nội dung bên trong chúng.

Một cuộn giấy bị thiêu đốt thành than đá.
Một cuộn giấy bị thiêu đốt thành than đá.

Cách đây hơn 2000 năm, nhà triết học Hy Lạp Philodemus từng tổng hợp một kho tàng kiến thức vào bên trong các cuốn giấy cói khổng lồ.

Trải qua thời kỳ loạn lạc,những cuộn giấy báu được người La Mã cướp tới thành bang Herculaneum.

Nhưng thật không may, khi núi lửa Vesuvius tuôn trào, thảm họa này đã thiêu đốt và chôn vùi hai thành phố Herculaeum cùng Pompeii, các cuộn giấy quí giá cũng phải chịu chung số phận.

Tới thế kỷ 18, các nhà khảo cổ mới phát hiện ra những cuộn giấy Philodemus và nhiều tài liệu bị chôn vùi khác.

Đa phần chúng đều đã bị sức nóng biến thành các tảng than cứng và không thể đọc được bằng công nghệ lúc đó.

Giờ đây, với sự trợ giúp của công nghệ hồng ngoại, các nhà nghiên cứu thuộc dự án của nhà vật lý học Greg Bearman đang kỳ vọng có thể đọc được toàn bộ các chữ viết bên trong cuộn giấy cổ của Philodemus.

Nếu thành công với lần thử nghiệm này, đội ngũ nghiên cứu sẽ có được chìa khóa để bước vào kho kiến thức bên trong các tài liệu cổ xưa từng bị hủy hoại.

Các cuộn giấy Philodemus bị lửa thiêu tới mức cuộn cứng thành một cục than hình trụ.

Các nhà khoa học ban đầu sẽ phải cho máy quét tiến hành chiếu tia hồng ngoại một lượt xuyên qua các lớp bên trong.

Đối với các trang giấy chưa bị hư hại nặng, nguồn ánh sáng chiếu vào sẽ làm tăng độ tương phản lên chất liệu giấy cói, làm lộ ra các chữ cái ẩn.

Với các trang giấy bị cuộn quá chặt, đội ngũ phải dùng cả phương pháp quét hồng ngoại lẫn phương pháp quét tia X.

Phần mặt ngoài của các cuộn giấy lại đặt ra thách thức khó khăn hơn do bề mặt ngoài cùng luôn bị dung nham hủy hoại nặng nề nhất.

Để giải quyết vấn đề, đội ngũ của Greg Bearman đã quyết định thử nghiệm một phương pháp mới, quét hình ảnh bằng siêu âm hồng ngoại sóng ngắn, chưa từng được áp dụng cho giấy cói.

Kỹ thuật này sử dụng ánh sáng có bước sóng trong khoảng từ 1000 đến 2500 nanomet, dài hơn so với tia khả kiến nhưng ngắn hơn tia hồng ngoại để phơi bày những gì không thể phát hiện được bằng mắt người.

Thông thường, siêu âm hồng ngoại sóng ngắn là phương pháp phổ biến để quét hình ảnh bên trong những vật thể dạng rắn.

Tiến hành quét ánh sáng với những trang giấy chưa bị hư hại quá nặng.

Tiến hành quét ánh sáng với những trang giấy chưa bị hư hại quá nặng.

Sau một số xử lý, phương pháp mới đã giúp các nhà nghiên cứu phát hiện và bổ sung thêm khoảng 150 từ vào phiên bản hiện tại của bản thảo Philodemus.

Các phương pháp khác trước đó đã giúp họ nhìn ra được hơn 8000 từ.

Đội ngũ của Greg Bearman còn nhận được ý tưởng sáng giá từ Brent Seales, một nhà nghiên cứu tin học tại đại học Kentucky (Mỹ).

Bằng việc cho một phần mềm AI phân tích và ghi nhớ các chữ cái trong bản thảo Philodemus, Brent Seales dự định kết hợp việc quét ánh sáng đồng thời nhận diện trực tiếp các chữ cái ẩn bên trong các cuộn giấy bị hủy hoại.

Sáng kiến này sẽ giúp tăng năng suất của nhóm nghiên cứu trong việc tìm hiểu nội dung hoàn chỉnh của các cuộn giấy.

Khi toàn bộ nội dung trong kho tàng Philodemus được hé mở, Greg Bearman sẽ tổng hợp chúng lại một lần nữa để sao chép và lưu trữ tại thư viện quốc gia Italia.

Những người trong nhóm nghiên cứu đang vô cùng háo hức bởi đây sẽ là một thành tựu lớn trong việc khám phá các tri thức thời trung cổ.

Theo Trí thức trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ