Khảo sát tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp

GD&TĐ - Theo Công văn 2919/BGDĐT-GDĐH mới đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo, để công tác khảo sát tình hình việc làm từ năm 2017 đối với sinh viên tốt nghiệp năm 2016 và các năm tiếp theo đi vào nề nếp và có hiệu quả, Bộ hướng dẫn các trường đại học, cao đẳng, trung cấp triển khai khảo sát theo các yêu cầu như sau:

Khảo sát tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp

Phạm vi khảo sát

Sinh viên, học sinh chính quy tốt nghiệp tại các đại học, học viên, các trường đại học, trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm.

Đối tượng khảo sát

Việc làm của sinh viên chính quy, tốt nghiệp văn bằng thứ nhất trình độ đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm của năm học trước liền kề trong khoảng thời gian 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp, theo từng ngành đào tạo.

Quy trình, cách thức, công cụ khảo sát

Phỏng vấn, Email, trực tuyến, trung gian, điện thoại hoặc gửi tài liệu qua bưu điện,…

Mẫu khảo sát

Chọn ngẫu nhiên trong số sinh viên tốt nghiệp theo ngành đào tạo, đảm bảo tính đại diện cho số sinh viên tốt nghiệp về vùng miền, giới tính, độ tuổi,…

Hệ quả của cuộc khảo sát

- Số lượng sinh viên tốt nghiệp được khảo sát có phản hồi phải trong phạm vi mẫu khảo sát đã chọn;

- Đảm bảo tỷ lệ phản hồi tối thiểu theo quy định;

- Nếu không đạt được tỷ lệ sinh viên có phản hồi thì đánh giá báo cáo của cơ sở đào tạo không đạt yêu cầu.

 ​Yêu cầu khác

- Việc xử lý dữ liệu kết quả khảo sát và thống kê số liệu phải có căn cứ khoa học và minh chứng;

- Sau mỗi lần khảo sát phải phân tích và đề xuất các vấn đề cần cải tiến đối với công tác khảo sát tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp cũng như đề xuất đổi mới trong nội dung chương trình, phương pháp đào tạo.

- Các cơ sở đào tạo bắt buộc phải làm báo cáo khảo sát sinh viên tốt nghiệp hàng năm.

- Báo cáo khảo sát được gửi về Bộ GDĐT, đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử và đưa vào đề án tuyển sinh hằng năm của cơ sở đào tạo.

Xem chi tiết Nội dung báo cáo khảo sát tại  Công văn 2919/BGDĐT-GDĐH ngày 10/7/2017. 

Theo Bộ GD&ĐT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.