Khẩn trương hoàn thiện kế hoạch giao vốn chương trình mục tiêu quốc gia

GD&TĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.

Khẩn trương hoàn thiện kế hoạch giao vốn chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương hoàn thiện kế hoạch giao vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm 2017 và giai đoạn 2016-2020, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/5/2017.

Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1730/QĐ-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát, hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh sách huyện hưởng cơ chế, chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo.

Phó Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chuẩn bị kỹ nội dung báo cáo Chính phủ xem xét quyết định về việc thực hiện chính sách đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020 theo hướng: thực hiện chính sách đối với hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập như trước đây; trước mắt, hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với hộ nghèo thiếu hụt về tiêu chí y tế; hỗ trợ 70% mức đóng bảo hiểm y tế đối với hộ nghèo thiếu hụt về các tiêu chí khác; không hồi tố đối với thời gian trước khi Chính phủ quyết định.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền phương thức hỗ trợ theo hướng bảo đảm người dân tiếp cận được dịch vụ xã hội cơ bản bị thiếu hụt.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/5/2017 về kinh phí mua vắc xin Chương trình 30a, Chương trình quốc gia phòng chống lở mồm long móng, hoạt động chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ rừng tại các huyện nghèo theo quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh và bền vững, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020.

Phó Thủ tướng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan quyết định và hướng dẫn việc sử dụng kinh phí từ nguồn tiền vận động ủng hộ người nghèo thông qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400 theo hướng hỗ trợ cho 06 tỉnh miền núi phía Bắc có tỷ lệ nghèo cao gồm: Cao Bằng, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang và Sơn La để triển khai xây dựng mô hình hỗ trợ sinh kế giảm nghèo bền vững dựa vào cộng đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều bạn trẻ hiện nay được bố mẹ ủng hộ theo đuổi niềm đam mê nghệ thuật. Ảnh: NVCC

Để trẻ 'tỏa sáng' theo cách riêng

GD&TĐ - Chọn nghề chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, đặc biệt khi giữa cha mẹ và con cái tồn tại những khoảng cách trong tư duy và kỳ vọng.

Các nhà khoa học trong đợt thu mẫu thực địa.

Giải mã nguy cơ kháng kháng sinh

GD&TĐ - Các nhà khoa học đã xác định khả năng kháng thuốc của nhiều loài vi khuẩn phổ biến như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Aromonas spp. và Vibrio spp… ở vùng biển Nha Trang.

Thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Ảnh: Gia Hưng

Học sai ngành, đừng sợ!

GD&TĐ - Niềm vui trúng tuyển đại học thường đi kèm với nỗi lo: Liệu con có chọn đúng ngành, đúng nghề?

Sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam (TPHCM). Ảnh: Lâm Ngọc

Phá bỏ định kiến giới trong chọn nghề

GD&TĐ - Ẩn sâu trong những quyết định lựa chọn ngành học, nghề nghiệp tương lai là cuộc đấu tranh thầm lặng với những định kiến giới đã ăn sâu vào tiềm thức xã hội.