Những khoảnh khắc bình minh trên những hành tinh này có ba mảng màu tuyệt đẹp bởi chúng là những hành tinh có quỹ đạo xoay quanh một trong hệ ba sao (triple star system).
Xung quanh hệ ba sao có rất nhiều hành tinh kỳ lạ, từ hành tinh có thể mang sự sống đến hành tinh siêu nóng và cả những hành tinh có quỹ đạo kỳ quặc mà chưa có lời giải thích thỏa đáng.
HD 131399Ab (phát hiện năm 2016)
HD 131399Ab có lẽ là một trong những hành tinh kỳ lạ nhất vừa được phát hiện.
Chỉ trong vài triệu năm, nó đã trôi xa mẹ 80 AU (đơn vị thiên văn, một đơn vị thiên văn khoảng từ Trái Đất đến Mặt Trời).
Hành tinh này cùng chung một quỹ đạo với hai hành tinh khác. HD 131399Ab quay quanh ngôi sao HD 131399A, ngôi sao sáng nhất trong Hệ Mặt Trời của nó và có trọng lượng nặng gấp bốn lần Sao Mộc với nhiệt độ trung bình khoảng 580 độ C.
Hiện nay hành tinh này hơn 16 triệu năm tuổi, khoảng cách đến ngôi sao của nó khoảng 7.6 tỷ dặm, gấp khoảng 82 lần khoảng cách Trái Đất - Mặt Trời.
Hành tinh Gliese 667 Cc và Gliese 667 Cb
Hành tinh Gliese 667 Cc được tìm thấy trong dữ liệu của một nghiên cứu về các ngôi sao lùn đỏ do nhóm nhà thiên văn Guillem Anglada - Escue tại ĐH Gottingen (Đức), Mikko Tuomi thuộc ĐH Hertfordshire (Anh) và cộng sự đã phát hiện ra nhờ vào Đài Quan sát Silla đặt tại Chile và thiết bị Harps.
Gliese 667 Cc là hành tinh lớn hơn Trái Đất khoảng 4,5 lần, nó quay quanh những ngôi sao lùn đỏ, vốn phổ biến nhất trong dải thiên hà của chúng ta, chiếm tới 85% số lượng sao trong dải thiên hà.
Mặc dù Gliese 667Cb được tìm thấy vào năm 2010 nhưng kết quả này không được công bố.
Trong hệ ba sao, Gliese 667 A và B quay quanh nhau. Hành tinh thứ ba, Gliese 667 C, lại quay quanh cặp sao này.
Trưởng nhóm nghiên cứu Guillem Anglada-Escudé, tại ĐH Lon Don (Anh) cho biết: "Hành tinh này là ứng cử viên mới sáng giá nhất có thể có nước và sự sống".
Hành tinh HD 188753 Ab (phát hiện năm 2005)
Trong thời gian các nhà khoa học vừa phát hiện và quan sát, hành tinh HD 188753 Ab bị chi phối mạnh bởi sao mẹ của nó gần đó, HD 188753 A, với chu kỳ 80 tiếng (3,3 ngày).
Hành tinh trong hệ ba sao này quay quanh ngôi sao mẹ nhưng cách xa hơn, phải mất đến 156 ngày mới kết thúc một vòng quỹ đạo.
"Trước đó, chúng tôi không có bất kỳ bằng chứng hay dữ liệu nào về khí hậu trên những hành tinh này có thể tạo nên hệ thống phức tạp như lực hấp dẫn", tiến sĩ Maciej Konacki, từ Viện Công nghệ California, cho biết.
Hành tinh 16 Cygni Bb (phát hiện năm 1996)
Nghiên cứu do Tiến sỹ Paul Butler, ĐH San Francisco dẫn đầu phát hiện ra hành tinh 16 Cygni Bb, hành tinh quay quanh một ngôi sao trong hệ sao ba.
Hành tinh này còn có biệt danh là Sao Mộc lập dị bởi nó có trọng lượng gấp Sao Mộc ít nhất 1.7 lần và có quỹ đạo đặc biệt khác lạ, phải mất 800 ngày nó mới hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh ngôi sao của mình.
Hành tinh này chạy quanh quĩ đạo của 16 Cygni B.