Khắc phục chứng khủng hoảng lứa tuổi ở trẻ em

GD&TĐ - Cha mẹ hãy cảm nhận tâm trạng của con cái và thỉnh thoảng chơi đùa cùng với chúng. Đứa con yêu quý của bạn đang ngoan ngoãn dễ bảo bỗng nhiên trở nên dở chứng.

Khắc phục chứng khủng hoảng lứa tuổi ở trẻ em

Bạn có cảm thấy buồn phiền không? Chắc là có, nhưng chúng ta hãy bình tĩnh tìm hiểu xem những nguyên nhân nào đã làm nên sự trái tính của trẻ. Sau đây là một số điều tư vấn bổ ích của chuyên gia tâm lý Nga Olga Mẹjinina.

Vì sao có khủng hoảng lứa tuổi ở trẻ

Sự “khủng hoảng lứa tuổi” của trẻ em bắt đầu khi chúng lên 3 tuổi. Đối với trẻ nhỏ thì thời tiết không ổn định cũng có ảnh hưởng nhiều đến chúng. Sự chênh áp khi trời u ám, gió tuyết, mưa, nắng càng lớn thì càng có tác động bất ổn đến trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, bởi đây là thời kỳ khủng hoảng lứa tuổi.

Ở chúng đang diễn ra sự biến đổi hormone trong cơ thể, có sự xuất hiện những cảm giác và cảm xúc mới mẻ, lượng thông tin cần phải ghi nhớ ngày càng nhiều hơn. Điều thường hay xảy ra là đi liền với những khủng hoảng này thường thấy phát sinh sự ngang ngạnh không điển hình. Chẳng hạn như trẻ vừa đang chơi ngoan thì đột nhiên trở nên hung hăng, phá hỏng đồ chơi, gào khóc ăn vạ bố mẹ.

Nên làm gì? Không nên quát lại chúng mà bĩnh tĩnh và thân mật hỏi xem chuyện gì đã xảy ra, ôm ấp vỗ về con và nói rằng bạn yêu nó. Nếu điều đó không hiệu quả thì cứ để nó cứ trút hờn sau khi đập chân tay xuống sàn, thế nhưng không được để việc này lặp lại thường xuyên vì sẽ làm cho trẻ quen nết.

Mỗi cơn giận dữ không chỉ có ảnh hưởng đến thần kinh trẻ mà còn tác động xấu đến một cơ quan nào đó trong cơ thể của trẻ. Nếu không được “xả hơi” đúng lúc thì điều đó không những có thể ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý mà còn gây nên những bệnh lý mạn tính nào đó.

Khoa bệnh lý tinh thần đến nay còn chưa được nghiên cứu đầy đủ cho nên tốt nhất là ngay từ đầu chúng ta nên tạo dựng những cảm giác bình yên cho trẻ để không truyền cho chúng những cảm xúc tiêu cực của mình.

Nhất quán trong cách giáo dục con

Cần phải nhất quán trong việc giáo dục đứa con đang lớn. Nếu như hôm qua bạn cho phép con vẽ lên tường và hôm sau bạn lại quét vôi và cấm nó vẽ thì có thể làm cho các phương pháp dạy trẻ của bạn kém hiệu quả. Trong tâm lý học phương pháp này được gọi là kiểu dạy nước đôi và nó thường gây ra chứng ngang bướng ở trẻ.

Nên làm gì? Cần ôn tồn giải thích cho trẻ là không được vẽ lên tường nữa: “Con thấy những bức vẽ có đẹp không này. Bố mẹ sẽ mua cho con một cuốn album thật đẹp để con vẽ vào đó nhé, sau đó chúng ta sẽ treo các bức vẽ của con lên tường”. Hai người phải thỏa thuận với nhau là bố không được cấm con làm những gì mà mẹ đã cho phép và ngược lại. Nếu không điều này sẽ gây ra sự so sánh không lợi cho trẻ khi chúng cho rằng bố thì khó tính còn mẹ thì hiền.

Hãy lý giải nỗi sợ tưởng tượng của trẻ bằng cách dễ hiểu

Chính lứa tuổi lên 3-4 ở trẻ em bắt đầu thích khám phá thế giới xung quanh như thích nghe chuyện cổ tích và những điều mới lạ. Qua đó trí tưởng tượng của chúng được phát triển, thông qua những nhân vật trong truyện trẻ sẽ phân biệt được kẻ tốt, người xấu, cái thiện và cái ác.

Mặc khác cũng phát sinh trong ý thức của trẻ những nỗi sợ thực sự về cái chết, bệnh tật, rủi ro, đặc biệt nếu như ở đứa trẻ có vấn đề nào đó về giao tiếp. Điều này có thể được thể hiện bởi nỗi sợ mơ hồ, những giọt nước mắt vô cớ, những cử chỉ lạ lùng hoàn toàn không liên quan gì đến sở thích ban đầu của trẻ.

Nên làm gì? Một lúc nào đó bạn hãy thử không coi đứa con giống như một đứa trẻ nhỏ, hãy nói chuyện với con nghiêm túc và tỉ mỉ. Hãy giải thích là, cái chết là điều không đáng sợ bởi đó là điều không tránh khỏi, rằng nơi đó cũng không tồi tệ hơn cuộc sống.

Không thể hiện hành vi tiêu cực trước mặt trẻ

Trẻ em là bản sao tính hiếu thắng của người lớn. Trẻ em rất nhạy cảm với các cảm xúc và hành động của bố mẹ. Những biểu hiện tiêu cực của một trong hai người sẽ gây ra sự đáp trả rất tai hại của người kia dẫn đến chuyện cãi vã, khóc lóc, đập vỡ đồ đạc.

Những đứa con sẽ ghi nhớ tính chất các hành vi thu hút sự chú ý và bắt đầu sử dụng chúng một cách bản năng để đạt được mục đích của mình. Chúng thấy rằng việc đạt được yêu cầu bằng những giọt nước mắt và sự quá khích sẽ dễ dàng hơn nhiều so với lời xin phép nhã nhặn.

Nên làm gì? Hãy cảm nhận sóng gió trong lòng đứa con. Nếu hiện giờ chúng làm cho bạn bực tức bởi sự hiếu thắng thì bạn hãy quên đi tất cả cảm xúc tiêu cực của chính mình. Hãy vuốt ve âu yếm đứa con và nói rằng bạn rất yêu nó, rằng nó có ý nghĩa thế nào đối với bạn. Hãy cố gắng không truyền sang con những ảnh hưởng xấu.

Sự chăm sóc quá mức sẽ có hại

Không phải là tốt khi cha mẹ (thường là mẹ) quá chăm bẵm đứa con, bảo vệ nó tránh khỏi mọi yếu tố bên ngoài, tránh bất kể sự đau đớn nào. Cũng nói thêm rằng, trong những gia đình như thế thì gần như là những đứa con (chỉ trừ một số ít) khi lớn lên luôn là những đứa trẻ hay lo lắng, có những phản ứng bất ổn về thần kinh.

Bằng những cử chỉ của mình, người mẹ đang làm cho đứa con hiểu rằng thế giới xung quanh nó là đáng sợ và cần phải tránh xa. Đứa trẻ bắt đầu sợ hãi mọi thứ, thường hay đau ốm (trong trường hợp này bệnh tật là sự phản ứng tự vệ đối với ý thức xã hội).

Thường thì đứa trẻ có thể trở nên ngang bướng bởi điều đó cũng là kiểu phản ứng tự vệ. Vì nó không biết thể hiện mình ra sao trong thế giới của các mối quan hệ để có được hiệu quả tốt nhất nên chúng đã dùng cách thức dễ dàng nhất.

Nên làm gì? Với tình trạng này thì đến lượt cha mẹ cần phải xem lại mối quan hệ của mình đối với xung quanh nói chunng và đối với đứa con nói riêng. Khuyến khích và dạy con tự làm những việc vừa sức. Tạo điều kiện cho con có tính tự lập trong suy nghĩ và việc làm và bước đầu biết đánh giá mọi sự một cách hợp lý, không nản chí khi thất bại, luôn lạc quan và dần dần hình thành ý thức tự chủ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ