Trường học mở phòng máy hỗ trợ học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến

GD&TĐ - Trong thời gian tạm dừng đến trường, 2 phòng máy của Trường THCS Giảng Võ (HN) luôn mở, có người trực để đón HS hoàn cảnh khó khăn, thiếu thiết bị điện tử học trực tuyến đến trường học mà vẫn bảo đảm giãn cách.

Phòng dạy học trực tuyến được Trường THCS Giảng Võ (Ba Đình, Hà Nội) chuẩn bị giống một Studio thu nhỏ, giúp giáo viên triển khai bài dạy tốt nhất.
Phòng dạy học trực tuyến được Trường THCS Giảng Võ (Ba Đình, Hà Nội) chuẩn bị giống một Studio thu nhỏ, giúp giáo viên triển khai bài dạy tốt nhất.

Cùng với thông tin trên, cô Tô Thị Hải Yến, Hiệu trưởng Trường THCS Giảng Võ (Ba Đình, Hà Nội), cũng cho biết: nhà trường đồng thời chuẩn bị phòng học giống như một Studio thu nhỏ, có mạng lan hữu tuyến đến tận bàn giáo viên, có camera quay tự động, có micro định hướng, có phấn trắng bảng đen… Các thầy cô chỉ cần đăng kí và dạy theo lịch.

“Trường sẽ không có bất kỳ một yêu cầu gì không hợp lý khiến công việc dạy học trực tuyến của các thầy cô thêm vất vả mà sẽ luôn đồng hành, chia sẻ và hỗ trợ các thầy cô khi cần thiết”. Chia sẻ điều này, cô Tô Thị Hải Yến cho rằng, thấu cảm những khó khăn, lúng túng khó tránh khỏi của học sinh khi phải thay đổi môi trường học tập, cách thức học tập, thầy cô cần cố gắng biến những tiết dạy mang tính lý thuyết trở thành những bài học thực tế sinh động.

Muốn vậy, thầy cô hãy chuẩn bị kỹ càng cho giờ dạy, từ nội dung bài giảng, hệ thống bài tập đến trang phục, ngôn ngữ, không gian giảng bài... Luôn ghi nhớ rằng, khi dạy trực tuyến, không chỉ có học sinh tiếp cận được với giờ dạy; và khi thời lượng của một tiết dạy trực tuyến giảm đi so với giờ dạy truyền thống, chúng ta càng cần trân quý, sử dụng hiệu quả từng giây phút, để có thể trao truyền cho học sinh nhiều nhất kiến thức và kỹ năng.

2 phòng máy của Trường THCS Giảng Võ luôn mở, có người trực để đón HS hoàn cảnh khó khăn, thiếu thiết bị điện tử học trực tuyến đến trường học mà vẫn bảo đảm giãn cách.
2 phòng máy của Trường THCS Giảng Võ luôn mở, có người trực để đón HS hoàn cảnh khó khăn, thiếu thiết bị điện tử học trực tuyến đến trường học mà vẫn bảo đảm giãn cách.

Nhắn gửi tới học trò, cô Tô Thị Hải Yến nhấn mạnh: Các con hãy thực hiện nghiêm túc thời khoá biểu học trực tuyến qua internet của nhà trường; sử dụng các thiết bị điện tử phục vụ cho việc học nhưng không lạm dụng; sử dụng thời gian học tập hợp lí; hoàn thành nhiệm vụ học tập được các thầy cô giao khi học tập ở nhà...

Cũng theo cô Tô Thị Hải Yến, dù học sinh tạm dừng đến trường, nhưng các thầy cô giáo vẫn luôn bên cạnh hỗ trợ, giúp đỡ các em khi cần thiết. Bộ phận tâm lý học đường của nhà trường bắt đầu hoạt động từ ngày 17/2/2021; sẵn sàng tiếp nhận tư vấn của học sinh qua địa chỉ emai và số hotline.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Động lực nâng cao chất lượng

GD&TĐ - Mùa tuyển sinh 2024, ĐHQG TPHCM tiếp tục dành từ 5% đến tối đa 20% tổng chỉ tiêu cho phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của đại học này.
Cô trò Trường THCS Chương Dương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) tìm hiểu về Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Vân Anh

Bồi đắp niềm tự hào dân tộc

GD&TĐ - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các trường học đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm GD thế hệ trẻ về lịch sử hào hùng của dân tộc.