Ngôi trường có “bí kíp” đào tạo nhân tài

GD&TĐ - Những ngày này niềm vui không chỉ ngập tràn trong Trường THPT chuyên Nguyễn Du mà còn là sự tự hào của toàn ngành GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk khi học sinh Trần Thế Phong lớp 12 chuyên Tin học đã lọt vào đội tuyển Tin học dự thi Olympic châu Á – Thái Bình Dương năm 2019. Em cũng là HS đầu tiên của trường dự thi Olympic quốc tế.

Trần Thế Phong (thứ 2 bên trái) cùng thầy giáo và các bạn tại kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế 2019. Ảnh: TG.
Trần Thế Phong (thứ 2 bên trái) cùng thầy giáo và các bạn tại kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế 2019. Ảnh: TG.

Tiến ra thế giới

Tại kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế năm 2019, Trường THPT chuyên Nguyễn Du tỉnh Đắk Lắk có 3 HS tham gia trong đó có Trần Thế Phong dự thi môn Tin học. Kết thúc 2 vòng thi Trần Thế Phong đạt tổng cộng 25,65 điểm (trong đó vòng 1 đạt 11,1 điểm, vòng 2 đạt 14,55 điểm) xếp thứ 5 trên tổng số 38 HS dự thi môn Tin học và lọt vào đội tuyển Tin học dự thi Olympic châu Á – Thái Bình Dương năm 2019.

Nhận xét về Trần Thế Phong, thầy Nguyễn Đăng Bồng – Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Nguyễn Du cho biết: Phong là HS có năng khiếu và niềm đam mê mãnh liệt với Công nghệ tin học. Phong đã đoạt giải Nhất – thủ khoa toàn quốc môn Tin học học sinh giỏi quốc gia năm học 2018 – 2019.

Lần đầu tiên Phong tiếp cận với Tin học là khi em được gia đình tặng một chiếc điện thoại. Em không chỉ sử dụng điện thoại với những tính năng thông thường mà còn khám phá tất cả các tính năng khác.

Càng mày mò tìm hiểu Phong càng bị thu hút bởi những tính năng, ứng dụng thông minh của điện thoại smartphone. Phong sớm nhận ra nếu biết khai thác sử dụng hết những tính năng ấy thì điện thoại thông minh chẳng khác nào một chiếc máy tính xách tay…

Đam mê cứ thế lớn dần và lớp 8 chính là lúc Phong bắt đầu được theo học môn Tin học chính thức. Sau đó không lâu, năm học lớp 9 Phong đạt giải Nhất HS giỏi cấp tỉnh môn Tin học.

Nhận thấy niềm đam mê, năng khiếu của Phong với Tin học, thầy cô giáo đã động viên em thi vào lớp 10 chuyên Tin Trường THPT chuyên Nguyễn Du.

Thầy giáo Lê Quang Nhân là người gắn bó, định hướng và giúp đỡ nhiều cho Phong từ tài liệu tham khảo, sách vở môn Tin học, đồng thời hướng dẫn bảo ban Phong trong quá trình học tập môn Tin học.

Sự kỳ vọng, niềm tin của gia đình, thầy cô giáo với Phong ở môn Tin học hoàn toàn chính xác. Năm học lớp 10 Phong tiếp tục chinh phục Tin học bằng giải Khuyến khích quốc gia. Và em là HS lớp 10 duy nhất của tỉnh Đắk Lắk nhận giải.

Lớp 11, Phong đoạt giải Ba quốc gia, năm lớp 12 đoạt giải Nhất, thủ khoa toàn quốc… Với thành tích năm lớp 12, Phong cũng chính thức trở thành thủ khoa toàn quốc đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk.

“Bí kíp” giải bài toán đào tạo nhân tài

Thống kê kết quả HS giỏi THPT quốc gia của Bộ GD&ĐT trong 3 năm học liên tiếp từ 2015 trở lại đây cho thấy thành tích HS giỏi THPT quốc gia của tỉnh Đắk Lắk xếp thứ hạng đáng tự hào trong số 63 tỉnh, thành trong cả nước.

So với các tỉnh trong khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, thành tích HS giỏi của Đắk Lắk luôn giữ vững ở những vị trí tốp đầu.

“Sự thành công của Trần Thế Phong đã khẳng định khi HS có đam mê và năng lực được sự định hướng đúng đắn, hiệu quả của GV thì chắc chắn sẽ làm nên những thành công”, thầy Hiệu trưởng Nguyễn Đăng Bồng nhấn mạnh. 

Trong khi đó, công tác phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng HS giỏi tỉnh Đắk Lắk có sự nỗ lực đóng góp của Trường THPT chuyên Nguyễn Du. Nhiều thế hệ HS của trường đã đạt được những thành tích cao trong các kỳ thi HS giỏi quốc gia.

Tuy nhiên khi nhắc tới ngôi trường có nhiều HS giỏi quốc gia này bên cạnh thành tích giáo dục thầy và trò đạt được còn không ít khó khăn cần tháo gỡ.

Thầy Nguyễn Đăng Bồng, chia sẻ: Để đạt được chất lượng giáo dục mũi nhọn thì quan trọng nhất là chất lượng đội ngũ GV; sau đó mới là chất lượng đầu vào HS; cơ sở vật chất trường lớp.

Thế nhưng đội ngũ GV của trường hiện nay còn thiếu về số lượng, đặc biệt GV dạy chuyên (thiếu 20 GV cho các môn Toán, Tin, Ngữ văn, Tiếng Anh, Sinh học..). Đội ngũ GV có bề dày kinh nghiệm giảng dạy đã nghỉ hưu cơ bản. Đội ngũ GV trẻ hiện nay tuy đáp ứng đủ về mặt số lượng song chất lượng còn khoảng trống nhất định đòi hỏi được bồi dưỡng và tích lũy thêm kinh nghiệm.

Về cơ sở vật chất, trường được UBND tỉnh Đắk Lắk đầu tư từ năm 2008 đến năm 2014 khánh thành và đưa vào sử dụng. Cơ sở vật chất cơ bản tốt song vẫn thiếu nhiều trang thiết bị hiện đại chuyên sâu dành cho đào tạo mũi nhọn…

Gỡ bài toán khó về đội ngũ và cơ sở vật chất để bảo đảm cho chất lượng giáo dục luôn là vấn đề quan tâm và ưu tiên hàng đầu của BGH nhà trường.

Trong những năm qua để nâng cao chất lượng đội ngũ, trường luôn động viên tạo điều điện để GV tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đặc biệt là ngoại ngữ giúp GV có thể tự nghiên cứu và đọc được tài liệu, giáo trình, các kiểu đề thi Olympic trên mạng.

Với GV trẻ, nhà trường cũng lập kế hoạch bồi dưỡng chi tiết, thường xuyên có sự trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn từ các thế hệ GV đã có kinh nghiệm, kiến thức dạy học trường chuyên. Với các điều kiện cơ sở vật chất hiện đại dành cho giáo dục chuyên sâu khi chưa thể trang bị đầy đủ, nhà trường liên kết phối hợp với các trường ĐH trong vùng để đưa HS đến học và thực tập…

Đặc biệt, nhà trường đặc biệt quan tâm đến công tác bồi dưỡng HS giỏi, xây dựng các đội tuyển tham gia các kỳ thi HS giỏi các cấp, GV nhà trường thường xuyên trao đổi kinh nghiệm dạy học với GV các trường THPT chuyên trên cả nước; đồng thời mời các GV giỏi, chuyên gia đầu ngành về bồi dưỡng các đội tuyển.

Có thể nói, với cách tháo gỡ khó khăn về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất đầy hiệu quả và quyết liệt nên nhiều năm nay chất lượng đào tạo nói chung của Trường THPT chuyên Nguyễn Du luôn bảo đảm.

Giáo dục mũi nhọn ngày càng thu được những thành tích cao hơn. Trường đã khẳng định được tên tuổi và chất lượng đào tạo không chỉ trong tỉnh Đắk Lắk mà xa hơn là khu vực miền Trung và Tây Nguyên, thậm chí toàn quốc.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.