Kéo người mình thương về… làm vợ

Kéo người mình thương về… làm vợ

(GD&TĐ) - Trời Tây bắc vào xuân, thiên nhiên giao hòa, nẩy lộc cũng là lúc lòng người trẻ trai, thiếu nữ đến tuổi trưởng thành rộn ràng mở rộng đón nhận tình cảm lứa đôi, hứa hẹn một tương lai gia đình đầm ấm. Giữa mây ngàn gió núi, ngày xuân chợ Sì Choong (xã Vàng Ma Chải – Phong Thổ - Lai Châu) cũng rộn lên bởi bao tiếng cười, bao sắc màu thổ cẩm. Những chàng trai người Dao Đỏ cũng hòa vào điệp khúc xuân, điệp khúc tình yêu đang ngập tràn trên khắp núi đồi bằng một tục lệ riêng của mình - “Kéo người mình thương về… làm vợ”. 

Khi những cánh đào ở Tây bắc bung sắc, cũng là mùa kéo vợ của người Dao đỏ.
Khi những cánh đào ở Tây bắc bung sắc, cũng là mùa kéo vợ của người Dao đỏ.
Trước khi kéo vợ, các chàng trai lân la bắt chuyện.
Trước khi kéo vợ, các chàng trai lân la bắt chuyện.
Trước khi kéo vợ, các cô gái thường thẹn thùng ra vẻ chống đối.
Trước khi kéo vợ, các cô gái thường thẹn thùng ra vẻ chống đối.

Từ những ngày giáp Tết đến hết tháng Giêng, khi nhà nào thóc cũng đã đầy bồ, thịt đã treo kín bếp, người người được nghỉ ngơi chuẩn bị cho vụ mùa mới thì cũng là lúc nam thanh nữ tú đến tuổi trưởng thành lại hướng theo tiếng gọi tình yêu đôi lứa, lo chuyện xây dựng mái ấm gia đình. Nếu như ở những đồng bào các dân tộc thiểu số khác ở vùng Tây Bắc có những tục “ngủ thăm”, “chọc sàn”, “bắt vợ” để chàng trai có thể lấy được người con gái mà mình yêu về làm vợ thì ở dân tộc Dao đỏ lại có tục kéo vợ…

Truyện kể rằng, ngày xưa có một chàng trai nhà nghèo nhưng trót đem lòng si mê một cô gái xinh đẹp nhà giàu. Không đủ bạc trắng, không có trâu, dê để cưới hỏi cô, anh chỉ biết thương thầm trộm nhớ còn cô gái thì hoàn toàn không đoái hoài tới chàng. Thế rồi một ngày kia tấm chân tình của chàng đã thấu tận thần phật và đấng linh thiêng. Thần đã báo mộng cho chàng rằng hãy làm sao bắt cóc được cô gái về rồi nhân duyên sẽ thành. Chàng làm theo và đã bắt được người mình yêu về giữ trong nhà mình. Tính tình ương ngạnh của cô gái đã được tình cảm chân thành của chàng trai cảm hoá, họ yêu nhau, sống với nhau, sinh con đẻ cái và sống đến trọn đời. Chuyện xưa thể hiện ước muốn của những người nghèo không có khả năng trả nổi tiền treo, tiền thách mà lấy được người mình mơ ước. Tính nhân văn của câu chuyện đã kéo dài và được thể hiện đầy đủ trong cuộc sống hôn nhân của thanh niên tộc Dao đỏ cho đến tận bây giờ…

Chàng trai có thể một mình kéo người mình thương.
Chàng trai có thể một mình kéo người mình thương.
Hoặc có thể nhờ bạn bè giúp sức.
Hoặc có thể nhờ bạn bè giúp sức.
Trong khi kéo vợ, các chàng trai người Dao thường thể hiện sự mạnh mẽ, dứt khoát để sau này có thể trở thành trụ cột trong gia đình.
Trong khi kéo vợ, các chàng trai người Dao thường thể hiện sự mạnh mẽ, dứt khoát để sau này có thể trở thành trụ cột trong gia đình.
Các chàng trai, cô gái người Dao thường hẹn hò ở nương, ruộng để tiến hành cuộc kéo vợ.
Các chàng trai, cô gái người Dao thường hẹn hò ở nương, ruộng để tiến hành cuộc kéo vợ.

Giữa lưng chừng những vách đá còn phủ mờ sương sớm, các chàng trai, cô gái người Dao đỏ dường như đã hẹn từ trước, họ ngồi bên nhau, nhìn nhau, trao nhau những lời nói yêu thương, hứa hẹn, tình tứ. Thế rồi, trời ngả bóng về chiều, dường đã hiểu nhau hơn, chàng trai cùng với bè bạn của mình bắt đầu “kéo” người mình yêu về làm vợ. Theo cái lý của người Dao, không phải kéo vợ là cứ thấy cô nào xinh xắn, giỏi giang, muốn lấy làm vợ thì kéo về nhà mình. Trước khi diễn ra lễ kéo vợ, đôi nam nữ đã có thời tìm hiểu nhau rất cặn kẽ, rồi ưng nhau. Kéo vợ chỉ là cái tục buộc phải có để người con gái chính thức bước chân về nhà chồng.

Tục kéo vợ của đồng bào Dao đỏ ở những xã biên giới của huyện Phong Thổ, bắt đầu từ khoảng 40 – 50 năm về trước. Trước đây, các gia đình bề thế, cốt cách rất quan tâm và đề cao việc cưới hỏi của con cháu. Để lấy vợ cho con mình, họ phải đi tìm hiểu trước xem nhà nào có con gái phù hợp về tuổi tác, tính nết rồi mới cho 2 đứa ra chợ gặp gỡ xem ý tứ ra sao. Nếu chúng đồng ý thì 2 gia đình sẽ tổ chức ăn hỏi, đám cưới, đón dâu rất cầu kỳ và tốn kém. Những năm sau đó, do tình hình cuộc sống khó khăn, nhiều đôi nam nữ yêu nhau mà không đủ tiền để tổ chức nên họ nghĩ ra cách “kéo vợ” để đưa cô dâu về nhà mà không tốn kém.

Sau này đã trở thành một phong tục, sau khi bị “kéo” về nhà chàng trai, cô gái được giữ ở lại trong 3 ngày và vẫn sinh hoạt bình thường, được cha mẹ chàng trai xem như con cái trong nhà. Hết thời hạn 3 ngày, nếu cô đồng ý thì thông báo cho bố mẹ đến làm thủ tục cưới, còn nếu không thích thì lại trở về nhà. Chính vì thế, tục kéo vợ với tính nhân văn, đậm tình người đã  thực sự đi vào trong tâm thức và sinh hoạt của người Dao đỏ nơi miền cao Tây Bắc.

Vào các ngày kiêng gió, kiêng hổ, kiêng chim và kiêng sét, theo lý người Dao đỏ không làm bất cứ việc gì gây tiếng động, cũng là những ngày có nhiều đám kéo vợ diễn ra nhất.
Vào các ngày kiêng gió, kiêng hổ, kiêng chim và kiêng sét, theo lý người Dao đỏ không làm bất cứ việc gì gây tiếng động, cũng là những ngày có nhiều đám kéo vợ diễn ra nhất.
Sau khi kéo về nhà, các cô gái Dao đỏ sẽ xuống tóc và trờ thành người vợ trong gia đình. Với người Dao đỏ, sau đám kéo vợ là họ đã thành vợ, thành chồng cho đến khi nào kinh tế khả giả họ mới tổ chức đám cưới.
Sau khi kéo về nhà, các cô gái Dao đỏ sẽ xuống tóc và trở thành người vợ trong gia đình. Với người Dao đỏ, sau đám kéo vợ là họ đã thành vợ, thành chồng cho đến khi nào kinh tế khá giả họ mới tổ chức đám cưới.

Phạm Kiên Cường

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.