Iran: Miễn bàn luận về chương trình tên lửa đạn đạo

GD&TĐ - Bộ Ngoại giao Iran cho biết chương trình tên lửa đạn đạo phòng vệ của nước nhà sẽ không cần phải bàn luận và nó không đi ngược với thỏa thuận hạt nhân.  

Một tên lửa đạn đạo được phóng lên từ một địa điểm ở Iran
Một tên lửa đạn đạo được phóng lên từ một địa điểm ở Iran

Hôm qua (6/10), phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Iran Bahram Qassemi bác bỏ thông tin truyền thông cho rằng Iran sẵn sàng về chương trình tên lửa đạn đạo của mình.

Trước đó, hãng tin Reuters trích lời quan chức Iran và phương Tây cho rằng Iran đã sẵn sàng thảo luận về chương trình tên lửa đạn đạo với 6 nước trung gian quốc tế từng ký tên vào Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), còn gọi là thỏa thuận hạt nhân Iran.

“Iran đã nhấn mạnh trong tất cả các cuộc họp ngoại giao với quan chức nước ngoài rằng chương trình tên lửa đạn đạo phòng vệ không phải bàn bạc và nó không đi ngược với nghị quyết  2231 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc” – ông Qassemi cho biết.

Nghị quyết trên (gọi tắt là 2231 UNSC) được áp dụng năm 2015 về cơ bản là thông qua Kế hoạch hành động chung toàn diện JCPOA, được ký trước đó bởi Iran, Liên minh châu Âu và nhóm các quốc gia được gọi là P5+1 sau nhiều năm làm công tác ngoại giao.

Thỏa thuận này dần dần dỡ bỏ những cấm vận liên quan tới hạt nhân áp đặt lên Iran để đổi lấy sự đảm bảo rằng chương trình hạt nhân của họ chỉ phục vụ mục đích hòa bình.

Chương trình tên lửa đạn đạo của Iran đã gây ra sự bất mãn và lo lắng cho các nước khác, đặc biệt là Mỹ vì khả năng có những liên kết với chương trình hạt nhân của Iran. Mặc dù Washington đã nỗ lực bao gồm các điều khoản về tên lửa đạn đạo trong JCPOA, nhưng đề xuất không được các bên ký kết khác ủng hộ.

Trước đó Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã tuyên bố chống lại áp lực của phương Tây và thúc đẩy các khả năng tên lửa đạn đạo của Iran. “Cho dù các bạn muốn hay không, chúng tôi sẽ tăng cường khả năng quân sự của mình, điều này cần thiết để tự vệ” – ông Rouhani nói.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ