“Nếu Mỹ rút lui khỏi thỏa thuận… Iran có thể khôi phục việc làm giàu uranium 20% trong vòng 48 giờ” – ông Behrouz Kamalvandi, phát ngôn viên của cơ quan Năng lượng nguyên tử Iran cho biết trên đài truyền hình al-Alam TV hôm qua (5/3).
Theo thỏa thuận JCPOA, Iran có thể chỉ làm giàu uranium lên tới 3,67% - mức không có ứng dụng trong quân sự. Họ đã từ bỏ 196kg uranium “làm giàu mức trung bình” chứa gần 20% chất làm giàu mà họ sở hữu cùng với 300kg trong số 7.154 kg urainim làm giàu ở mức độ thấp mà họ có. (Uranium được làm giàu ở mức thấp hơn 20% không áp dụng được cho vũ khí hạt nhân, nhưng có thể dùng cho điện hạt nhân)
Tehran cũng đưa 2/3 các lò ly tâm khí ga và tất cả các lò ly tâm Zippe vào kho trong thỏa thuận trên. Đổi lại, Iran được sự nới lỏng từ các lệnh trừng phạt quốc tế vốn khiến nền kinh tế suy thoái của họ càng thêm khó khăn.
Ông Kamalvandi nói rằng thỏa thuận trên không cần phải đàm phán lại như yêu cầu của Washington kể từ khi ông Donald Trump lên làm tổng thống vì ông Trump cho rằng JCPOA là “thỏa thuận tồi tệ và nghiêng về một bên nhiều nhất mà Washington từng tham gia”.
Cứ 90 ngày, Tổng thống Mỹ lại xác nhận hay bác bỏ việc Iran có tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận hay không. Cơ quan Năng lượng quốc tế IAEA của Liên hợp quốc làm trung gian của thỏa thuận này, họ liên tục thanh sát các điểm hạt nhân của Iran và tuyên bố rằng Iran vẫn tuân thủ.
Hồi tháng 10 năm ngoái, ông Trump tuyên bố thỏa thuận trên không bao bồm tên lửa đạn đạo của Iran, thứ có thể dùng như một hệ thống vận chuyển cho các vụ tấn công hạt nhân. Ông cũng cho rằng Iran không cho phép các IAEA tới các địa điểm quân sự của Iran và thỏa thuận trên chỉ kéo dài 10 năm.
Tổng thống Mỹ kêu gọi thỏa thuận trên phải đàm phán lại, nhưng các bên tham gia ký kết như Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga, Anh và tất nhiên cả Iran đều đã hài lòng với JPOA và không có ý định rút lui hoặc đàm phán lại thỏa thuận.