Huyền Ny mách bố mẹ cách thoát cảnh cho bé ăn rong

Thay vì tự quyết định con ăn cái gì, MC để con lựa chọn một trong hai món phù hợp và nhờ bé giúp đỡ chuẩn bị đồ ăn.

Không mất thời gian cho bé ăn nên Huyền Ny có thể tạo ra nhiều hoạt động vui chơi bổ ích cho bé.
Không mất thời gian cho bé ăn nên Huyền Ny có thể tạo ra nhiều hoạt động vui chơi bổ ích cho bé.

Bón (đút) cho con ăn có lẽ là vấn đề nan giải của nhiều bậc phụ huynh. Giờ ăn đáng ra vui vẻ nhưng với không ít gia đình, nó lại thường diễn ra cùng với tiếng la, tiếng khóc... và có khi kéo dài từ 1-2 tiếng đồng hồ. 

Điều này khiến không khí gia đình căng thẳng vô cùng. Tôi vẫn nhớ khi còn nhỏ đã chứng kiến cảnh bà nội hôm thì leo lên máy cày, hôm thì trèo cây ngồi đung đưa chơi với cháu, vừa chơi vừa đút ăn. 

Rồi cảnh nhiều gia đình, chiều chiều ông bà hay ba mẹ mỗi người một tô cơm, đi qua đi lại trước cửa nhà hay quanh xóm đút cho cháu ăn, vừa không hợp vệ sinh vừa vất vả cho ông bà, cha mẹ.

Ăn thôi mà, chúng ta phải làm gì để đơn giản hóa mọi thứ hơn? Tôi thường tự hỏi như thế đến mức bị ám ảnh những cảnh này luôn nên khi có con, hai vợ chồng tôi bỏ công nghiên cứu, thử nghiệm các cách để tìm ra cách nào phù hợp với con. 

Tôi nghĩ không có phương pháp nào là đúng hay sai, hôm nay thử cách này thì con ăn hết nhưng hôm sau không còn hiệu quả nữa, vì thế chúng tôi chọn cách linh hoạt, không áp đặt con theo ý của mình. 

Vợ chồng tôi vừa nghiên cứu, vừa thử nghiệm, vừa quan sát và thay đổi cho phù hợp với con. Giờ đây, mỗi bữa ăn thường chỉ 30 - 40 phút, lúc ăn thì cả nhà vui vẻ thưởng thúc cùng nhau. Thời gian còn lại trong ngày dành cho vui chơi, đọc sách, thể thao, kể chuyện... Ôi hạnh phúc vô cùng!

Đầu tiên là khi ăn, cả gia đình luôn luôn ngồi ở bàn, ngay từ khi con còn bé. Chúng tôi không cho bé ăn ở sân, ở phòng khách hay vừa chơi vừa ăn.Những thói quen mà tôi không muốn con có thì sẽ không bao giờ giới thiệu đến con. 

Tôi nghĩ, chịu khó tập cho con những thói quen tốt từ nhỏ để mình đỡ vất vả sau này. Chuyện rèn nếp ăn ngoan cho bé cũng dài cùng với nhiều phương pháp và chúng ta có thể bắt đầu như thế này:

Bố mẹ cho con ăn theo sự lựa chọn của con hay là ăn theo sự sắp xếp của ba mẹ?

- Hôm nay cả nhà ăn phở, con phải ăn phở.

- Con có thấy tô phở này ngon không, sao con không chịu ăn?

- Lúc ngon không chịu ăn liền, sao đợi đến lúc nở nát, nguội rồi mà vẫn còn ngồi đó?

- Con có biết mẹ nấu mất công, tốn tiền lắm không sao không ăn?

- Con có biết trẻ em ở Châu Phi không có đồ ăn không, sao con còn ngồi đó?

Tôi đã mắc những lỗi trên và khiến cho bữa ăn kéo dài lê thê, có nước mắt của con và có sự giận dữ của ba mẹ. Lý do đơn giản là bố mẹ đã để con vào "thế" không được quyết định gì cho mình. 

Ngay cả chuyện đơn giản nhất là ăn gì, con cũng phải theo ý của ba mẹ. Vậy là vợ chồng tôi đã thay đổi. Tôi học được cách để con ăn phở nhưng con lại cảm thấy đó là quyết định của chính con.

huyen-ny-mach-bo-me-cach-thoat-canh-cho-be-an-rong-1

Các con của Huyền Ny đều được rèn nếp ăn, ngủ tốt.

Đưa cho con hai sự lựa chọn và tất nhiên là khi con chọn 1 trong 2 thì đều tốt cả

"Hôm nay, nhà mình có phở hoặc pizza (hamburger hay một món gì đó mình luôn có sẵn trong tủ lạnh) con muốn chọn món nào? Hay hôm nay, người lớn ăn phở, con muốn ăn món nào? (Trẻ con nào cũng ưng làm người lớn cả)". 

Tôi luôn nói với con như thế và khi con đã lựa chọn rồi thì không có lý do gì để không ăn. Levin (con trai lớn của tôi) thường ăn hết, ăn nhanh và vừa ăn vừa khen đồ ăn mình chọn. Đơn giản là vì con cảm thấy mình là người lớn khi được tự chọn như vậy.

Để con phụ giúp trong quá trình chuẩn bị bữa ăn

Bố mẹ có thể nhờ con phụ giúp mình khi nấu nướng với các công việc như rửa rau, rửa giá, cho phở vào tô, dọn bàn ăn, chuẩn bị đũa muỗng cho cả gia đình... những việc vừa sức của con. 

Tô của con thì con được tự chọn bao nhiêu phở mình muốn, bò viên cắt như thế nào, thịt cắt dày mỏng hình thù ra sao, liều lượng rau, giá như thế nào... 

Lâu lâu, tôi còn chêm vào những câu như: "Tô này Levin làm đặc biệt quá, chắc sẽ ngon dữ lắm. Con làm giùm cho tô của mẹ,, của papa luôn được không?". Người lớn hay trẻ con đều trân trọng thành quả lao động của mình. Bằng cách này, con luôn ăn hết sạch phần ăn của mình.

Theo ngoisao.net

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Khâu trọng yếu

GD&TĐ - Để Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra an toàn, nghiêm túc yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất...