Những con hươu cao cổ ở châu Phi đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao khi chúng thường trở thành mục tiêu của những kẻ săn trộm.
Những kẻ săn trộm chặt hươu cao cổ để lấy thịt đem bán. (Nguồn: DM)
Theo số liệu của các nhà bảo tồn, số hươu cao cổ đã giảm mạnh trong 15 năm qua, từ 140.000 xuống chỉ còn 80.000. Nếu không có các biện pháp bảo vệ và duy trì nòi giống, chúng có thể sẽ phải sớm đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.
Theo ông Richard Bonham, Giám đốc điều hành của tổ chức Cuộc sống lớn ở Kenya cho biết, những con hươu cao cổ thường bị chặt cổ, chân và lấy thịt đem bán. Những kẻ săn trộm thường để lại các vết thương khủng khiếp trên người con hươu cao cổ.
Tiến sỹ Stephanie Romanach ở Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã châu Phi: "Thật tàn nhẫn. Chúng đã phải trải qua những cảm giác đau đớn. Các tên săn trộm thường đặt những cái bẫy đáng sợ và không quan tâm tới việc bao nhiêu con vật đã phải chết trong đau đớn".
GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
GD&TĐ - Trở về từ Đại học James Cook, Townsville (Australia), chuyên gia bảo tồn Hoàng Văn Chương chọn cống hiến cho sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên Việt Nam.
GD&TĐ - Nhóm gồm các nhà sinh vật học và nhà tiến hóa từ Trường Đại học Mỹ báo cáo vì sao dơi mang virus gây tỷ lệ tử vong cao hơn khi nhảy sang người.