Hướng dẫn tính thời gian công tác trước ngày 1/1/1995

Từ năm 1981 đến năm 1991, bà Nguyễn Thị Thuyền công tác tại Trường THCS Đức Minh và Công ty Ăn uống dịch vụ TP Quy Nhơn. 

Hướng dẫn tính thời gian công tác trước ngày 1/1/1995

Năm 1991, Công ty giải thể, bà Thuyền thôi việc nhưng chưa nhận quyết định thôi việc và chế độ thôi việc, tuy nhiên bà đã được UBND TP Quy Nhơn xác nhận thời gian công tác này.

Từ năm 1991 đến năm 1995 bà Thuyền nghỉ chờ việc, từ năm 1995 đến năm 2014 công tác ở một đơn vị khác, nay đã đến tuổi nghỉ hưu (55 tuổi). Khi chốt sổ BHXH để xác định thời gian đóng BHXH thì BHXH tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu bà phải bổ sung các giấy tờ sau: Phương án giải thể và quyết định giải thể Công ty Ăn uống dịch vụ TP Quy Nhơn; danh sách cán bộ viên chức nghỉ chờ việc và thôi việc và danh sách đã nhận chế độ trợ cấp thôi việc.

Theo bà Thuyền hỏi, yêu cầu của BHXH tỉnh là quá khó đối với người lao động. Bà Thuyền hỏi, nếu bà đã có xác nhận của UBND TP. Quy Nhơn thì bà có được tính 10 năm công tác trước đó (từ 1981-1991) để được tính vào thời gian đóng BHXH không?

Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời bà Thuyền như sau:

Theo quy định của pháp luật về BHXH thì việc tính thời gian công tác trước ngày 1/1/1995 hưởng BHXH được thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản quy định trước đây đối với cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân và công an nhân dân.

Về trường hợp nghỉ chờ việc, tại Khoản 8 Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quy định cụ thể như sau: Người lao động làm việc thuộc khu vực nhà nước, nghỉ chờ việc từ ngày 1/11/1987 đến trước ngày 1/10/1995 do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức không sắp xếp, bố trí được việc làm, chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp BHXH một lần, tính đến ngày 31/12/1994 vẫn còn có tên trong danh sách lao động của đơn vị và có quyết định nghỉ chờ việc (không bao gồm người bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc tự ý bỏ việc, bị phạt tù giam trước ngày 1/10/1995, ra nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài không hợp pháp) nếu chưa được cấp sổ BHXH thì được cấp sổ BHXH.

Hồ sơ đề nghị cấp sổ BHXH của mỗi người bao gồm: Tờ khai cấp sổ BHXH; Lý lịch gốc và lý lịch bổ sung (nếu có) của người lao động, quyết định tiếp nhận, hợp đồng lao động, các giấy tờ có liên quan khác như: 

Quyết định nâng bậc lương, quyết định điều động hoặc quyết định chuyển công tác, quyết định phục viên xuất ngũ, chuyển ngành, giấy thôi trả lương; Danh sách của đơn vị có tên người lao động đến ngày 31/12/1994 hoặc các giấy tờ xác định người lao động có tên trong danh sách của đơn vị đến ngày 31/12/1994;

Quyết định nghỉ chờ việc (trường hợp không có thì phải có xác nhận bằng văn bản của thủ trưởng đơn vị tại thời điểm lập hồ sơ đề nghị cấp sổ BHXH, trong đó đảm bảo người lao động có tên trong danh sách của đơn vị tại thời điểm có quyết định nghỉ chờ việc và chưa hưởng các khoản trợ cấp một lần. Trường hợp đơn vị đó giải thể, thì do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận).

Để có căn cứ xem xét tính thời gian công tác trước ngày 1/1/1995 hưởng BHXH, đề nghị bà Thuyền cần hoàn thiện các loại giấy tờ (bản chính) theo quy định nêu trên chuyển đến BHXH tỉnh để xem xét, giải quyết.

Theo Chính phủ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.