Huawei liên tục “trúng đòn”: Người dùng Việt Nam có nên lo lắng?

GD&TĐ - Sau khi bị Google dừng tất cả các hoạt động hợp tác kinh doanh và thêm việc hệ thống Nhật Cường bị phong tỏa, số phận của những chiếc điện thoại Huawei tại Việt Nam đang là dấu hỏi lớn khi không còn là một smartphone đúng nghĩa.

Trung tâm Bảo hành điện thoại của Nhật Cường Mobile trên phố Giảng Võ vẫn mở cửa từ ngày 13/5
Trung tâm Bảo hành điện thoại của Nhật Cường Mobile trên phố Giảng Võ vẫn mở cửa từ ngày 13/5

Những “cú đánh” vào tâm lý

Vừa qua, Google thông báo dừng tất cả các hoạt động hợp tác kinh doanh với hãng công nghệ khổng lồ Trung Quốc Huawei bao gồm chuyển giao phần cứng, phần mềm và dịch vụ kỹ thuật trừ những dịch vụ công khai thông qua cấp phép nguồn mở. Với động thái này, điện thoại thông minh Huawei bên ngoài Trung Quốc sẽ mất quyền truy cập vào các bản cập nhật cho hệ điều hành

Android của Google. Phiên bản tiếp theo điện thoại thông minh Android của Huawei cũng sẽ mất quyền truy cập vào các dịch vụ phổ biến bao gồm Google Play Store và các ứng dụng Gmail và YouTube.

Thông tin trên đã khiến thị trường điện thoại tại Việt Nam biến động khá mạnh khi người dùng bị mất niềm tin vào những chiếc “dế” mang thương hiệu Huawei nên đã bán tháo với giá rẻ. Còn tại các hệ thống cửa hàng điện thoại thì gần như không có khách hỏi mua điện thoại Huawei. Trước đó, một sự cố nhỏ cũng đã xảy ra khiến một bộ phận không nhỏ người dùng Huawei hoang mang. Đó là việc hệ thống cửa hàng của Nhật Cường Mobile bị phong tỏa, điều đó đồng nghĩa với việc không ít chiếc điện thoại Huawei của Nhật Cường bán ra không còn chỗ… bảo hành.

Nếu như việc hệ thống cửa hàng của Nhật Cường Mobile bị phong tỏa là một cái “tát nhẹ” thì thông tin dừng cung cấp dịch vụ của Google giống như một “cú knock-out” với thị trường Huawei tại Việt Nam. Nhiều khách hàng tỏ ra bất an vì cho rằng động thái này sẽ hạn chế việc sử dụng nhiều tính năng và chiếc Huawei họ đang cầm trên tay sẽ giống một chiếc điện thoại đơn thuần và có thêm chức năng… chụp ảnh.

Người dùng điện thoại Huawei tại Việt Nam không nên quá lo lắng về sự cố mang tên Google
  • Người dùng điện thoại Huawei tại Việt Nam không nên quá lo lắng về sự cố mang tên Google

Bán tháo Huawei - người khóc, kẻ cười

Trên các diễn đàn của người dùng Huawei Việt Nam cũng xuất hiện nhiều đề tài thảo luận sôi nổi. Trên các trang mạng, điện thoại Huawei cũ liên tục bị ép giá, thậm chí có những chiếc trị giá gần 20 triệu đồng nhưng chỉ được trả bằng 1/10 thậm chí là vài trăm nghìn đồng để mang về làm “kỷ niệm”.

Việc Google ngừng cung cấp dịch vụ cho Huawei được coi là đòn đau mà chính phủ Hoa Kỳ nhắm vào các công ty công nghệ Trung Quốc trong bối cảnh cuộc chiến thương mại đạt đỉnh điểm căng thẳng. Một lần nữa chính phủ Mỹ chứng tỏ họ sẽ tìm cách đưa các công ty công nghệ Trung Quốc vào danh sách đen trên toàn thế giới. Lệnh cấm của chính quyền Mỹ gián tiếp khiến các công ty của họ thiệt hại hàng chục tỷ USD. Trong khi đó, Huawei tuyên bố đã chuẩn bị cho việc này từ nhiều năm trước. 

Anh Duy Nguyên - một người dùng Huawei chia sẻ: “Sau Tết tôi có mua lại một chiếc điện thoại Huawei P10 với giá 6 triệu đồng, sau khi trải nghiệm thấy chụp ảnh rất tốt nhưng một số App bị hạn chế trên hệ thống Android nên tôi cũng mới bán lại tháng trước”. Anh Nguyên cũng cho biết thêm là khá may mắn vì thời điểm anh bán chiếc điện thoại đó chưa xảy ra sự cố Google và anh chỉ bị lỗ có mấy trăm nghìn đồng.

Anh Hoàng Anh thì có quan điểm khác, anh được một người bạn tặng lại cho chiếc Huawei P20, do là đồ kỷ niệm nên anh không nghĩ đến chuyện mua bán mà chỉ dùng chủ yếu để chụp ảnh. “Dù có xảy ra chuyện gì thì với tôi chiếc điện thoại Huawei sẽ vẫn là đồ kỷ niệm và tôi rất ưng ý về nó”, anh Hoàng Anh chia sẻ. Trong khi đó, nhiều người cũng tranh thủ chớp thời cơ để mua điện thoại Huawei giá rẻ, vì tin tưởng rằng Huawei sẽ sớm có phương án giải quyết.

Còn tại các cửa hàng điện thoại di động, trong khi các mẫu điện thoại khác vẫn bán bình thường thì quầy điện thoại Huawei gần như không có khách tới xem. Tại cửa hàng điện thoại trên phố Xã Đàn (Đống Đa, Hà Nội), một nhân viên bán hàng cho biết: “Mấy ngày nay không bán được chiếc điện thoại Huawei nào. Khách hàng đến cửa hàng còn không xem nói gì đến mua!”.

Không nên quá lo lắng

Sau thời gian ngắn hoang mang, người dùng Huawei tại Việt Nam đã bắt đầu giữ lại được niềm tin. Sau khi tạm đóng cửa, mới đây là ngày 13/5 Trung tâm Bảo hành của Nhật Cường Mobile trên phố Giảng Võ (Hà Nội) đã bắt đầu hoạt động trở lại. Mặc dù chỉ mở một cửa hàng nhỏ nhưng bên trong luôn có vài chục nhân viên mặc đồng phục của Nhật Cường làm việc.

Cùng thời điểm đó, cửa hàng của Nhật Cường tại Lý Quốc Sư cũng đã mở cửa trở lại. Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, những người đang sử dụng điện thoại di động Huawei mua tại Nhật Cường Mobile đã có chỗ để… bảo hành.

Sáng 20/5, người phát ngôn của Google cho biết: “Đối với người dùng dịch vụ của chúng tôi, Google Play và các giải pháp bảo vệ từ Google Play Protect sẽ tiếp tục được vận hành trên các thiết bị Huawei sẵn có”. Điều này đồng nghĩa với việc những người dùng đang sử dụng các thiết bị Huawei vẫn sẽ tiếp tục được sử dụng, cập nhật các ứng dụng trong Google Play (Gmail, YouTube...) như bình thường.

Việc “ngưng hợp tác” có thể sẽ chỉ áp dụng với các thiết bị Huawei mới trong thời gian tới. Chiều cùng ngày, đại diện của Huawei cũng cam kết “sẽ tiếp tục cung cấp các bản cập nhật bảo mật và dịch vụ hậu mãi cho tất cả các sản phẩm điện thoại thông minh và máy tính bảng Huawei và Honor hiện có, bao gồm những sản phẩm đã được bán hoặc vẫn còn tồn kho trên toàn cầu”.

Như vậy với 2 thông tin trên, có thể thấy người đang sử dụng Huawei tại Việt Nam sẽ tạm thời yên tâm khi chiếc điện thoại họ đang cầm trên tay vẫn sẽ tiếp tục sử dụng bình thường. Mặc dù tạm thời những chiếc điện thoại Huawei mới sẽ rất khó bán tại Việt Nam nhưng hy vọng trong thời gian tới “gã khổng lồ” trong lĩnh vực điện thoại của Trung Quốc sẽ tìm được lời giải trong bài toán mang tên… Google.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.